LÀNG - Kim Lân
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Tác giả:
Kim Lân tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài (1920-2007), quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng Tám 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn. Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ của người nông dân.
II. Tác phẩm:
1. Hoàn cảnh sáng tác:
Truyện ngắn “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948.
2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:
- Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện chân thực, sâu sắc và cảm động ở nhân vật ông Hai trong truyện “Làng”.
- Nghệ thuật: Tác giả đã thành công trong việc xây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
3. Tóm tắt tác phẩm:
Câu chuyện kể về ông Hai, người làng Chợ Dầu. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, theo lời kêu gọi của cụ Hồ Chí Minh, toàn dân tham gia kháng chiến, kể cả hình thức tản cư. Do hoàn cảnh neo đơn, ông Hải đã cùng vợ con lên tản cư ở Bắc Ninh dù rất muốn ở lại làng chiến đấu. Ở nơi tản cư, tối nào ông cũng sang nhà bác Thứ bên cạnh để khoe về làng mình rằng làng ông có nhà cửa san sát, đường thôn ngõ xóm sạch sẽ. Ông khoe cái phòng thông tin, cái chòi phát thanh và phong trào kháng chiến của làng, khi kể về làng ông say mê, háo hức lạ thường. Ở đây, ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến, ông vui mừng trước những chiến thắng của quân dân ta. Nhưng rồi một hôm, ở quán nước nọ ông nghe được câu chuyện của một bà dưới xuôi lên tản cư nói rằng làng Dầu của ông theo giặc. Ông vô cùng đau khổ, xấu hổ cúi gằm mặt đi thẳng về nhà, suốt ngày chẳng dám đi đâu, chẳng dám nói chuyện với ai, chỉ nơm nớp lo mụ chủ nhà đuổi đi. Buồn khổ qua, ông tâm sự với đứa con út cho khuây khỏa. Ông chớm có ý định về làng để xác minh sự thật nhưng lại tự mình phản đối vì nghĩ về làng làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ bởi làng ông đã theo Tây mất rồi. Thế rồi một hôm có ông chủ tịch dưới xã lên chơi cải chính tin làng ông theo giặc. Ông lão sung sướng múa tay đi khoe khắp làng rằng nhà ông đã bị đốt nhẵn. Tối hôm ấy, ông lại sang nhà bác Thứ kể về làng của mình.
B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1. Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện:
Truyện “Làng” đã xây dựng được một tình huống truyện gay cấn làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, nước ở người nông dân. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng, ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.
Tình huống ấy khiến ông đau xót, tủi hổ, day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lớn rộng bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất, mọi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kháng chiến.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật ông Hai từ lúc nghe làng mình theo giặc đến kết thúc truyện:
a. Trước khi nghe tin làng theo giặc:
- Ở nơi tản cư, tình yêu làng của ông Hai hòa nhập với tình yêu nước.
- Xa làng, ở nơi tản cư, ông nhớ làng da diết. Nỗi nhớ làng khiến ông tay tâm đổi tính: “Lúc nào ông cũng thấy bực bội, ít nói, ít cười, cái mặt lúc nào cũng lầm lầm, hơi một tý là gắt, hơi một tí là chửi”.
- Khi được nói chuyện về làng, ông vui náo nức đến lạ thường: “Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt chuyển biến hoạt động”.
- Ông quan tâm đến tình hình chính trị thế giới, đến các tin chiến thắng của quân ta.
+ Tin một em bé trong ban tuyên truyền xung phong bơi ra giũa hồ Hoàn Kiếm cắm Quốc kì trên tháp rùa.
+ Một anh trung đội trưởng sau khi giết được bảy tên giặc đã tự sát bằng quả lựu đạn cuối cùng.
+ Đội nữ du kích Trưng Trắc giả làm người mua hàng đã bắt sống được tên quan hai bốt thao ngay giũa chợ mà “Ruột gan ông lão cứ múa cả lên”.
- Đó là niềm vui của một con người biết gắn bó tình cảm của mình với vận mệnh toàn dân tộc, là niềm vui mộc mạc của một tấm lòng yêu nước chân thành.
b. Khi nghe tin làng Dầu theo giặc:
- Nỗi bất hạnh lớn đã đổ sụp xuống đầu ông, ông sững sờ “Cổ ông lão nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân ông lão lặng đi tưởng như không thở được”. Khi trấn tĩnh lại được phần nào, ông còn cố chưa tin cái tin ấy. Nhưng rồi người tản cư đã kể rành rọt quá, lại khẳng định “họ vừa dưới ấy lên” làm ông không thể không tin.
- Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ có cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành một nỗi ám ảnh day dứt. Nghe tiếng chửi bọn Việt gian, ông “cúi gằm mặt xuống mà đi”. Về tới nhà, ông “nằm vật ra giường”, rồi tủi thân khi nhìn đàn con “nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư?”.
- Nỗi tủi hổ khiến ông không giám ló mặt ra ngoài. Lúc nào cũng nơm nớp, hễ thấy đám đông nào tụ tập nhắc tới hai từ “Việt gian”, “Cam nhông” thì ông tự nhủ “Thôi lại chuyện ấy rồi”.
- Tác giả diễn tả rất cụ thể nỗi ám ảnh nặng nề biến thành sự sợ hãi thường xuyên trong đầu ông Hai cùng với nỗi đau xót, tủi hổ của ông trước cái tin làng mình theo giặc.
- Khi nghe tin làng Dầu theo giặc, tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước của ông Hai đã có một cuộc xung đột nội tâm gay gắt. Ông Hai đã dứt khoát lựa chọn theo cách của ông: “Làng thì yêu thật, nhưng làng đã theo tây thì phải thù”, tình yêu làng nước rộng lớn đã bao trùm lên tình cảm với làng quê. Nhưng dù xác định như thế, Ông Hai vẫn không thể dứt bỏ tình cảm với làng quê, vì thế càng đau xót, tủi hổ.
- Đây là một đoạn văn diễn tả cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt và chân thành của ông Hai.
+ Khi mụ chủ nhà biết chuyện, có ý muốn đuổi khéo gia đình ông đi, ông đxa rơi vào tình trạng, tuyệt vọng, bế tắc hoàn toàn. Đi đâu bây giờ? Không ai muốn chứa chấp dân của cái làng Việt gian. Ông thoáng có ý nghĩ: “Hay là trở về làng”, tuy nhiên ông đã gạt bỏ suy nghĩ đó bởi: “Làng đã theo Tây, về làng là rời bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ, là cam chịu trở về kiếp sống nô lệ”. Mối mâu thuẫn trong nội tâm và tình thế của nhân vật như đã thành sự bế tắc, đòi hỏi phải được giải quyết.
+ Đau khổ, ông không biết tâm sự cùng ai ngoài đứa con bé bỏng. Yêu làng dầu, ông muốn khắc sâu vào trái tim bé nhỏ của con về tình cảm với làng, với kháng chiến, với cụ Hồ, đó cũng chính là tấm lòng thủy chung “trước sau như một” với cách mạng của ông. Đây là một đoạn văn diễn tả cảm động và sinh động nỗi lòng sâu xa, bền chặt, chân thành của ông Hai. Ngần ấy tuổi đầu mà nước mắt ông cứ ròng ròng khi nghĩ về làng. Nỗi đau ấy mới đáng trân trọng làm sao bởi đó là nỗi đau của một con người danh dự của Làng như chính bản thân mình.
c. Khi tin đồn được cải chính:
Thái độ của ông thay đổi hẳn: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Ông lại chạy đi khoe khắp nơi “Tây nó đốt nhà tôi rồi các bác ạ, đốt nhẵn! Ông chủ tịch làng tui vừa mới lên đây cải chính cái tin làng Dầu chúng tôi đi Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết! Toàn là sai mục đích cả!”.
d. Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Truyện khắc họa thành công nhân vật Ông Hai, một người nông dân yêu làng, yêu nước tha thiết.
- Đặc biệt, việc đặt nhân vật vào tình huống cụ thể góp phần thể hiện tính cách, diễn biến tâm trạng nhân vật.
- Ngôn ngữ nhân vật lúc đối thoại, lúc độc thoại mang đậm chất nông thôn, đặc sắc, gợi cảm.
- Chân dung sống động, đẹp đẽ của người nông dân thời kỳ đầu kháng chiến.
⭐⭐⭐⭐⭐
StudyCare Education
The more we care - The more you succeed
⭐⭐⭐⭐⭐
- 🔹 Bồi dưỡng Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
- 🔹 Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- 🔹 Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
- 🔹 Hỗ trợ các loại hồ sơ, thủ tục cấp VISA Du học - Du lịch - Định cư các Quốc gia Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ.
- 🔹 Các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp: dịch thuật chuyên ngành; dịch thuật công chứng; dịch thuật các loại sách, giáo trình.
- 🔹 Hoạt động hỗ trợ học thuật chuyên môn cao: cung cấp số liệu, dữ liệu khoa học; xử lý các mô hình Toán bằng phần mềm chuyên dụng; cung cấp các tài liệu điện tử có bản quyền: sách chuyên ngành, các bài báo khoa học.
⭐⭐⭐⭐⭐
Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục StudyCare
MST 0313301968
⭐⭐⭐⭐⭐
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
☎ Điện thoại: (028).353.66566
📱 Zalo: 098.353.1175
📋 Brochure: https://goo.gl/brochure
📧 Email: hotro@studycare.edu.vn
🏡 Location: https://goo.gl/maps/studycare
🌐 Visit us online: https://qrco.de/studycare