VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI

VỢ CHỒNG A PHỦ - TÔ HOÀI

30/03/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

VỢ CHỒNG A PHỦ - Tô Hoài

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

A. KHÁI QUÁT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

            1. Tác giả:      

Tô Hoài là nhà văn lớn của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam với số lượng tác phẩm đạt nhiều kỉ lục, các thể loại ông viết rất đa dạng: truyện ngắn, tiểu thuyết, tự truyện… Ông là nhà văn có vốn hiểu biết vô cùng phong phú và sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước ta. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn thành công nhất trong ba truyện ngắn viết về đề tài Tây Bắc của ông.

2. Tác phẩm:

Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội giải phóng Tây Bắc, in trong tập Truyện Tây Bắc. Tác phẩm được giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Vợ chồng A Phủ gồm có hai phần, đoạn trích trong sách giáo khoa là phần một.

 

B. NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM

            1. Nội dung:

Nhân vật Mị:

Cuộc sống thống khổ của Mị: Mị là một cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì món nợ “truyền kiếp” của ba mẹ để lại mà Mị bị bắt làm “con dâu gạt nợ” của nhà thống lí Pá Tra. Mị bị đánh đập, đối xử tàn tệ và mất ý thức về cuộc sống. “Ở lâu trong cái khổ, Mị cũng quen khổ rồi. Bây giờ Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa. Con ngựa chỉ biết ăn cỏ, biết đi làm mà thôi.
Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cách tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày. Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. ở buồng Mị nằm kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông ấy mà trông ra. Ðến bao giờ chết thì thôi.

Thế nhưng, bên trong người con gái ấy vẫn tiềm tàng sức sống và khát vọng hạnh phúc: Khi mùa xuân đến, “thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, những bữa tiệc rượu mừng xuân” đã làm Mị thức tỉnh, “những kỉ niệm sống dậy, Mị sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian và thân phận”, và rồi Mị muốn đi chơi “Mị thắp đèn, quấn tóc,…” Khi bị A Sử trói vào cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn theo tiếng sáo.

Khi nhìn thấy A Phủ bị trói, lúc đầu Mị dửng dưng “vô cảm”. Nhưng đến lần thứ hai, bắt gặp “dòng nước mắt chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, dần nhận ra tội ác của bọn thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp và niềm khao khát tự do trỗi dậy một cách đầy mãnh liệt. Chính những điều đó đã thôi thúc Mị cắt dây trói, cứu A Phủ và tự giải thoát cho cuộc đời mình.

Nhân vật A Phủ:

A Phủ có một số phận đầy éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền phong kiến miền núi. A Phủ “mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ”. Thế nhưng anh lại giữ được những phẩm chất tốt đẹp. Anh có sức mạnh phi thường, dũng cảm, yêu tự do, yêu lao động, có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ…

2. Nghệ thuật:

Xây dựng nhân vật đặc sắc (A Phủ được miêu tả thông qua hành động, Mị được khắc họa tâm tư tinh tế,…). Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt, cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên và tạo ấn tượng tốt, lối kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Đặc biệt là cách miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi. Ngôn ngữ trong bài sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ…

3. Giá trị của tác phẩm:

Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận khổ cực của người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị miền núi.

Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước Cách mạng, tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn bạo của giai cấp thống trị, trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc…

 

𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: