THƯƠNG VỢ - TRẦN TẾ XƯƠNG

THƯƠNG VỢ - TRẦN TẾ XƯƠNG

20/10/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

THƯƠNG VỢ - Trần Tế Xương

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist | Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

- Trần Tế Xương (1870 – 1907), thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, tỉnh Nam Định.

 

- Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha là người có học, từng đi thi nhưng không đỗ đạt. Tú Xương để lại cho đời khoảng hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau. Các sáng tác của ông gồm hai mảng chính: trào phúng và trữ tình, bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.

 

II. Tác phẩm:

1. Đề tài về người vợ trong thơ của Tú Xương:

- Thơ xưa thường ít viết về vợ, có chăng là khi người vợ đã qua đời.

 

- Tú Xương viết rất nhiều về vợ mình, xúc động nhất là bài thơ Thương vợ - được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.

 

2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

Giá trị nội dung: Thương vợ đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh.

 

Giá trị nghệ thuật: Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị sâu sắc.

 

B. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM

1. Hai câu đề: Giới thiệu về hoàn cảnh của bà Tú

* Câu 1: Quanh năm buôn bán ở mom sông

 

- Thời gian và địa điểm làm việc: Câu mở đầu đã giới thiệu một cách đầy đủ không gian, thời gian và công việc làm ăn của bà Tú.

 

            + Thời gian: Quanh năm là vòng thời gian tuần hoàn, khép kín, ngày nối ngày, tháng tiếp tháng, năm kế năm, không có ngày nào mà người vợ, người mẹ ấy được nghỉ ngơi, luôn gắn mình với công việc buôn bán để nuôi chồng, nuôi con.

 

            + Địa điểm: Mom sông là phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, khắp nơi đều là nước; đây là nơi đầu sông ngọn nguồn, chênh vênh, cheo leo, nguy hiểm.

 

            + Công việc: Buôn bán là công việc rất vất vả, khó nhọc.

 

⇒ Tất cả gợi ra hình ảnh người vợ tần tảo, luôn tất bật với cuộc sống cơ cực trong mọi hoàn cảnh khắc nghiệt.

 

* Câu 2: Nuôi đủ năm con với một chồng

 

- Giải thích nguyên nhân và thành quả công việc khó nhọc, cơ cực của bà Tú qua hình ảnh hai gánh nặng oằn trĩu trên vai người vợ tào khang ấy: năm con – một chồng.

 

- Liên từ “với” giống như một chiếc đòn gánh, tạo thế cân bằng ở hai đầu: năm con – với – một chồng. Ở đây, ông chồng trở thành đứa con đặc biệt, gánh nặng đặc biệt, cách sắp đặt từ ngữ trong câu thơ có hàm ý mỉa mai, chế giễu chính mình của tác giả. Tác giả tự nhận mình cũng trở thành gánh nặng đối với vợ. Lẽ ra, ông phải là người san sẻ, chung sức, cùng vợ chăm lo cho năm đứa con, nhưng Tú Xương lại không làm được điều đó, thậm chí còn trở thành một gánh nặng, đè thêm lên đôi vai của vợ. Ông cảm thấy xấu hổ vì điều này, xót xa, thương cho vợ mình. Bản thân ông đã theo đuổi sự nghiệp bao năm nhưng cuối cùng vẫn phải phụ thuộc vào gánh gạo của vợ, khiến vợ có cuộc sống cơ cực, ông cảm thấy rất áy náy.

 

- Cách dùng từ “nuôi đủ”: không thừa, không thiếu, giống như thành ngữ dân gian “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.

 

⇒ Bà Tú là một người vợ đảm đang, tháo vát, chu toàn với chồng con. Câu thơ ca ngợi và khẳng định vai trò trụ cột, công lao nuôi nấng, đảm bảo đời sống vật chất, tinh thần của bà Tú với cả gia đình.

 

2. Hai câu thực: Cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú

 

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông

 

- Tác giả đã vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao để nói về Bà Tú. Hình ảnh ẩn dụ “thân cò” là hình ảnh người vợ đang lầm lũi, đơn độc, lặn lội kiếm ăn trong công việc mưu sinh hằng ngày, giúp người đọc liên tưởng đến hình ảnh những cánh cò trong ca dao xưa. Thế nhưng, cánh cò ở đây không mang vẻ đẹp thơ mộng, thi vị mà lại im đậm dấu ấn của hiện thực đời sống, cánh cò nhọc nhằn, vất vả, đáng thương.

 

Cái cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non.

 

- Con cò trong thơ của Tú Xương không chỉ xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian mà còn trong cái rợn ngợp của thời gian. Chỉ bằng ba từ “khi quãng vắng”, tác giả đã thể hiện được cả thời gian, không gian heo hút, chứa đầy lo âu, nguy hiểm.

 

- Nghệ thuật đảo ngữ cùng với từ láy tượng hình “lặn lội” đã làm gợi ra dáng vẻ vất vả, nhọc nhằn “nơi đầu song ngọn gió, nơi đầu sông ngọn nguồn” của bà Tú. Từ láy tượng thanh “eo sèo” đã làm nổi bật lên hình ảnh của bà Tú trong công việc mưu sinh đời thường – vừa vất vả cực nhọc với địa hình, thời tiết khắc nghiệt… vừa phải bon chen, tranh giành hàng quán, khách hàng, cò cưa, trả giá giữa buổi chợ đông hỗn tạp.

 

- Câu thơ đã tái hiện bối cảnh làm việc của bà Tú, đặt bà Tú giữa thời gian và không gian làm việc cụ thể, chi tiết hơn: khi quãng vắng >< buổi đò đông.

 

            + Khi quãng vắng: không gian vắng vẻ, heo hút, rợn ngợp… vừa gợi lên thời gian: có thể là sáng sớm, cũng có thể là chiều muộn – là khoảng thời gian ít người qua lại nhất, nhưng vì gánh nặng của mình mà bà Tú vẫn phải làm việc.

 

            + Buổi đò đông: không gian đông đúc, xô đẩy, chen lấn, lời qua tiếng lại, …

 

⇒ Tất cả đều chứa đầy những bất trắc và nguy hiểm. Hai câu thực đối nhau về từ ngữ nhưng lại bổ sung ý nghĩa cho nhau để cùng làm nổi bật nỗi vất vả, gian truân của bà Tú: vừa bé nhỏ, đơn chiếc nơi heo hút, vừa phải bươn chải trong cảnh chen chúc làm ăn, mưu sinh qua ngày. Qua đó, ta có thể dễ dàng thấy được thái độ thông cảm, xót thương của nhà thơ dành cho vợ mình.

 

3. Hai câu luận: Hình ảnh bà Tú giàu đức hy sinh, có lòng vị tha cao cả.

 

Một duyên hai nợ âu đành phận

Năm nắng mười mưa dám quản công

 

- Ông Tú lấy bà Tú cũng là do duyên nợ, nhưng duyên chỉ một phần mà nợ thì chiếm phần hai, thế nhưng bà Tú không có lấy một lời phàn nàn, kêu ca, oán thán, mà chỉ lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng vì con.

 

- Hình ảnh nắng, mưa để chỉ sự vất vả năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều, được tách ra tạo nên một thành ngữ đan xen năm nắng mười mưa: vừa nói lên sự vất vả gian truân trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, vừa thể hiện được đức tính chịu thương, chịu khó, hết lòng vì chồng vì con, không kêu ca, phàn nàn.

 

⇒ Tác giả đã vận dụng sáng tạo thành ngữ, các số đếm được xếp theo chiều hướng tăng dần để nói lên sự vất vả gian truân và đức hy sinh vì chồng con của bà Tú.

 

⇒ Qua sáu câu thơ đầu, nhà thơ Tú Xương đã vẽ lên chân dung một bà Tú đảm đang, giàu đức hy sinh vì chồng con, chấp nhận vất vả để đảm trách vai trò trụ cột của gia đình.

 

4. Hai câu kết: Hình ảnh của ông Tú

 

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không.

 

- Ông Tú yêu thương và quý trọng vợ, tự nhận mình là cái nợ của bà Tú, đồng thời, ông cũng là con người có nhân cách cao đẹp qua lời tự chửi mình ở hai câu kết.

 

- Ông chửi thói đời bạc bẽo, thói đời ở đây chính là những định kiến, lề thói khắt khe, bất công của xã hội phong kiến đã đè nặng lên vai người phụ nữ. Vì thói đời là một nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời chung: tiếng chửi thề thể hiện niềm phẫn uất, nỗi đau đời, đã quay lưng ngoảnh mặt với những nho sĩ tài hoa, là nguyên nhân sản sinh ra những người chồng hờ hững.

 

- Tú Xương tự nhận mình là người vô tích sự, vô trách nhiệm với vợ. Một nhà nho như Tú Xương đã dám sòng phẳn với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là một vị quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận thiếu sót mà còn dám tự nhận lấy những khuyết điểm của mình. Đây mới thật sự là người có nhân cách cao đẹp.

 

⇒ Tiếng chửi ở đây không những mang ý nghĩa xã hội sâu sắc mà còn thể hiện nhân cách cao đẹp của nhà thơ.

 

⭐⭐⭐⭐⭐

StudyCare Education

The more we care - The more you succeed

⭐⭐⭐⭐⭐

  • 🔹 Bồi dưỡng Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • 🔹 Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • 🔹 Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
  • 🔹 Hỗ trợ các loại hồ sơ, thủ tục cấp VISA Du học - Du lịch - Định cư các Quốc gia Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ.
  • 🔹 Các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp: dịch thuật chuyên ngành; dịch thuật công chứng; dịch thuật các loại sách, giáo trình.
  • 🔹 Hoạt động hỗ trợ học thuật chuyên môn cao: cung cấp số liệu, dữ liệu khoa học; xử lý các mô hình Toán bằng phần mềm chuyên dụng; cung cấp các tài liệu điện tử có bản quyền: sách chuyên ngành, các bài báo khoa học.

⭐⭐⭐⭐⭐

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục StudyCare

MST 0313301968

⭐⭐⭐⭐⭐

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

☎ Điện thoại: (028).353.66566

📱 Zalo: 098.353.1175

📋 Brochure: https://goo.gl/brochure

📧 Email: hotro@studycare.edu.vn

🏡 Location: https://goo.gl/maps/studycare

🌐 Visit us online: https://qrco.de/studycare

popup

Số lượng:

Tổng tiền: