SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

28/09/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

SỰ TÍCH HỒ GƯƠM

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist | Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

BỐ CỤC: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến tên giặc vào trên đất nước: đức Long Quân cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần để đánh giặc.

- Phần 2: Còn lại: Lê Lợi hoàn gươm lại cho đức Long Quân.

 

CHUẨN BỊ ĐỌC:

Em biết những gì về Hồ Gươm (Hà Nội)? Hãy chia sẻ với bạn cùng nhóm về thắng cảnh này.

- Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội. Hồ có diện tích khoảng 12 ha. Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê). Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần.

- Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

- Hồ Gươm có vị trí kết nối các khu phố cổ với nhau: phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ... với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

- Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Đài Nghiên, Tháp Bút.

 

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN:

1. Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?

Việc Long Quân gửi gươm thần cho nghĩa quân Lam Sơn mượn sẽ được diễn ra theo cách thức đặc biệt chứ không đơn giản và dễ dàng. Bởi vì thông qua sự thử thách, người nhận được thanh gươm sẽ hiểu và trân trọng ý nghĩa của nó hơn.

 

2. Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” điều gì?

Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” rằng đất nước giờ đây đã thanh bình, chiến tranh đã kết thúc, thanh gươm đã hoàn thành được sứ mệnh của mình trong việc hỗ trợ Lê Lợi giành lại độc lập cho đất nước, giờ đây cần phải hoàn trả thanh gươm lại cho chủ nhân của của nó.

 

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI:

1. Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?

Thanh gươm trong câu truyện được gọi là gươm thần vì nguồn gốc kì lạ của nó:

- Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân Lam Sơn mượn thanh gươm để đánh đuổi giặc.

- Lê Thận – một người dân bình thường – đi đánh bắt cá và ba lần vớt được lưỡi gươm.

- Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thì lưỡi gươm phát sáng, trên lưỡi gươm có hai chữ Thuận Thiên.

- Khi bị giặc đuổi bắt, Lê Lợi trèo lên cây đa thì nhặt được chuôi gươm nạm ngọc.

- Khi lắp lưỡi gươm vào chuôi thì thấy vừa như in.

- Từ khi có được thanh gươm, nghĩa quân đánh đâu thắng đó, khí thế ngày một tăng.

- Sau này, khi Lê Lợi lên ngôi vua, cưỡi thuyền rồng dạo chơi hồ Tả Vọng thì gặp được Rùa Vàng – thần Kim Quy, Lê Lợi đã hoàn trả lại gươm cho đức Long Quân.

Điều này thể hiện đặc trưng của truyện truyền thuyết ở chỗ: có các chi tiết kỳ ảo, hoang đường.

 

2. Ở truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường diễn ra trong một thời gian, không gian nhất định. Em hãy xác định bối cảnh của việc Long Quân cho mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào ô tương ứng theo bảng dưới đây (làm vào vở):

 

Sự việc
Thời gian
Không gian
Cho mượn gươm thần
Khi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược khiến thiên hạ căm giận. Nghĩa quân Lam Sơn đã nổi dậy chống lại chưng nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thua.

Lê Thận tìm thấy lưỡi gươm khi đánh bắt cá.

Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm ở trên cây đa khi bị giặc truy đuổi.

Đòi lại gươm thần
Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vua.
Ở hồ Tả Vọng.

 

3. Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghĩa nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện:

- Việc tạo ra nhiều trở ngại trước khi Lê Lợi tìm thấy gươm thần muốn nói lên việc cứu giúp đất nước là việc làm vô cùng khó khăn, gian khổ, cần sự nhẫn nại, kiên cường trong khoảng thời gian dài.

- Lưỡi gươm được tìm thấy ở dưới nước, chuôi gươm được tìm thấy ở trên cạn, mang ý nghĩa để cứu giúp đất nước có rất nhiều cách, rất nhiều người tài ở khắp mọi miền tổ quốc, cần sự kiên trì, cố gắng mới đạt được thành công. Đồng thời cũng thể hiện sự đồng lòng của cả nước trong việc chống giặc ngoại xâm.

 

4. Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?

Em không đồng ý với ý kiến ở trên. Câu chuyện này không chỉ để giải thích địa danh Hồ Gươm mà còn thể hiện ý nghĩa khác:

- Nói lên sức mạnh và sự đồng lòng, cùng nhau giành được chiến thắng của nhân dân ta trong việc đánh đuổi giặc ngoại xâm, giành độc lập lại cho đất nước.

- Hành động ở phía cuối truyện, nhà vua hoàn trả lại gươm thần còn nói lên khát vọng hòa bình của đất nước, không muốn chiến tranh, bạo lực xảy ra.

 

5. Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:

- Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: chủ tướng, minh công, bệ hạ.

- Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

“Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ”.

 

6. Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?

Sự tích Hồ Gươm có đủ bốn tiêu chí của thể loại truyền thuyết:

- Đây là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa...)

- Nội dung câu chuyện đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử có thật (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm...)

- Có sử dụng các yếu tố kì ảo, hoang đường (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)

- Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện được đề cập tới trong câu chuyện.

 

⭐⭐⭐⭐⭐

StudyCare Education

The more we care - The more you succeed

⭐⭐⭐⭐⭐

  • 🔹 Bồi dưỡng Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • 🔹 Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • 🔹 Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
  • 🔹 Hỗ trợ các loại hồ sơ, thủ tục cấp VISA Du học - Du lịch - Định cư các Quốc gia Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ.
  • 🔹 Các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp: dịch thuật chuyên ngành; dịch thuật công chứng; dịch thuật các loại sách, giáo trình.
  • 🔹 Hoạt động hỗ trợ học thuật chuyên môn cao: cung cấp số liệu, dữ liệu khoa học; xử lý các mô hình Toán bằng phần mềm chuyên dụng; cung cấp các tài liệu điện tử có bản quyền: sách chuyên ngành, các bài báo khoa học.

⭐⭐⭐⭐⭐

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục StudyCare

MST 0313301968

⭐⭐⭐⭐⭐

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

☎ Điện thoại: (028).353.66566

📱 Zalo: 098.353.1175

📋 Brochure: https://goo.gl/brochure

📧 Email: hotro@studycare.edu.vn

🏡 Location: https://goo.gl/maps/studycare

🌐 Visit us online: https://qrco.de/studycare

popup

Số lượng:

Tổng tiền: