KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - NGUYỄN DU

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - NGUYỄN DU

03/04/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - Nguyễn Du

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

Đại thi hào Nguyễn Du (1765 – 1820). Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sáng tác rất nhiều tác phẩm chữ Hán và chữ Nôm: ba tập thơ chữ hàn gồm 243 bài. Tác phẩm chữu Nôm xuất sắc nhất của Nguyễn Du là Đoạn trường tân thanh, hay còn được gọi là Truyện Kiều.

Nguyễn Du sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội, xã hội phong kiến Việt Nam khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa nổ ra liên tục, đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã “một phen thay đổi sơn hà”. Nhưng triều đại Tây Sơn ngắn ngủi, triều Nguyễn lên thay. Những thay đổi lớn lao ấy đã tác động mạnh đến nhận thức tình cảm của Nguyễn Du. Từ đó, ông dần hướng ngòi bút của mình vào hiện thực, vào “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”.

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Truyện Kiều được Nguyễn Du viết dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (tác giả Trung Quốc). Tuy nhiên, phần sáng tạo gần hết tác phẩm của Nguyễn Du mới mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm. Truyện Kiều được sáng tác vào đầu thế kỷ XIX (1805 - 1809).

“Kiều ở lầu Ngưng Bích” nằm ở phần thứ hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi bi Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế, Tú Bà đưa Kiều ra sống tại lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.

2. Kết cấu đoạn trích theo trình tự thời gian của cuộc du xuân

+ Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.

+ Tám câu tiếp theo: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của nàng Kiều.

+ Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua tả cảnh ngụ tình.

3. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung: Miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Nghệ thuật: : Nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất trong Truyện Kiều.

 

B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Sáu câu đầu: Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều

- Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng. “Khóa xuân” - khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung (con gái nhà quyền quý ngày xưa không được ra khỏi phòng) - ở đây nói việc Kiều bị giam lỏng, không thể ra ngoài.

- Nàng trơ trọi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng: “bốn bề bát ngát xa trông”. Cảnh “non xa” “trăng gần” gợi hình ảnh Lầu Ngưng Bích đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông biển nước. Từ trên lầu cao nhìn ra những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù mịt. Nơi lầu son cao vời ấy giam giữ thân phận trơ trọi của Kiều, không một bóng hình thân thuộc bầu bạn với nàng, không có lấy cả một bóng người. “Cát vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh thật mà cũng có thể là hình ảnh mang tính ước lệ, gợi lên sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả tâm trạng cô đơn của Kiều.

- Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi nên vòng thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng buồn tủi, “bẽ bàng mây sớm đèn khuya”. Những nỗi niềm chua xót đau thương “nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.Vì vậy, dù cảnh có đẹp đến mấy, tâm trạng của Kiều vẫn không thể vui hơn được.

2. Tám câu tiếp theo: Nỗi thương nhớ Kim Trọng và cha mẹ của nàng Kiều

- Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Theo nhiều nhà nho xưa thì như vậy là không đúng với truyền thống văn hóa dân tộc, nhưng thật ra điều này lại rất hợp lý. Kiều bán mình cứu cha và em, đây đã là sự đền đáp được một nào phần công ơn dưỡng của cha mẹ, nên nàng đỡ bứt rứt, nhớ thương hơn. Còn với Kim Trọng, Kiều thấy mình như một kẻ phụ tình, bội bạc, nàng đã phụ tấm lòng của người mình yêu, nên càng cắn rứt khôn nguôi.

- Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau:

+ Nhớ Kim Trọng: Kiều “tưởng” như thấy lại kỉ niệm thiêng liêng trong đêm thề nguyền đính ước cùng Kim Trọng: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Đêm hôm ấy ngỡ đâu như mới ngày hôm qua. Kiều xót xa hình dung người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông nàng ở chốn Liêu Dương xa xôi, Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gọt rửa bao giờ cho phai”, có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắc thủy chung, không nguôi nhớ thương Kim Trọng. Cũng có thể Kiều đang cảm thấy tủi nhục khi tấm lòng son đã bị dập vùi, hoen ố, không biết đến bao giờ mới gột rửa cho được. Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm can của Kiều.

+ Nhớ cha mẹ: nàng thấy “xót” xa khi tưởng tượng ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn “tựa cửa” ngóng chờ tin tức về đưa con gái của mình. Nàng “xót” thương da diết và day dứt khôn nguôi vì không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không biết hai em có chăm sóc cha mẹ chu đáo không. Nàng nghĩ về việc nơi quê nhà tất cả đã đổi thay, “gốc tử đã vừa người ôm”, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” vừa cho thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi nên được sự tàn phá của thời gian, của thiên nhiên lên con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.

Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nàng thật sự là một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một người có tấm lòng vị tha cao cả đáng quý.

3. Tám câu cuối: Tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua tả cảnh ngụ tình

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình:

- Đoạn thơ được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển. Để diễn tả tâm trạng Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình, “tình trong cảnh, cảnh trong tình” để khắc họa tâm trạng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

- Mỗi hình ảnh hiện lên đồng thời là một ẩn dụ về tâm trạng con người. Kiều thả hồn mình vào trong từng khung cảnh để thể hiện lên những nỗi buồn khác nhau, để rồi tình buồn lại tác động vào cảnh, khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn, nỗi buồn mỗi lúc một rõ nét, mãnh liệt hơn.

- Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác giả khắc họa qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, có điều gì đó xa lạ hút tầm nhìn, có cả những dự cảm bất ổn của người con gái ngây thơ lần đầu lạc bước giữa dòng đời. Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau, các từ láy gợi hình gợi cảm tạo nên nhịp điệu đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, ngày một tăng dần lên, dâng lên lớp lớp, trở thành một nỗi buồn vô vọng, vô tận. Điệp ngữ này còn tạo nên âm hưởng trầm buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.

Hình ảnh cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là cảnh rất đắt, thể hiện được gần như trọn vẹn nội tâm nàng Kiều. Cánh buồm phía xa xa ấy nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông, trong ánh sáng le lói cuối cùng của mặt trời sắp tắt, cũng như Kiều trong không gian vắng lặng ở hiện tại nhìn về phương xa với nỗi buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương. Con thuyền gần như mất hút, vẫn lênh đênh trên mặt biển khi mà những con thuyền khác đều đã cập bến, không biết bao giờ nó mới tìm được bến neo đậu, cũng như Kiều còn lênh đênh giữa dòng đời, không biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với những người thân yêu.

Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên ngọn nước, Kiều càng buồn hơn khi nhìn thấy những cách hoa kia, bởi nàng như nhìn thấy thân phận mình trong chúng - lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi giữa sóng nước. Cuộc đời nàng không biết rồi sẽ trôi dạt đi đâu, về đâu.

Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

Thảm cỏ nhuốm màu “rầu rầu”, giữa trời và đất hợp thành một màu “xanh xanh”, thế nhưng sắc xanh ấy lại héo úa, mù mịt, nhạt nhòa, trải dài từ chân mây đến mặt đất, còn đâu cái “xanh tận chân trời” như sắc cỏ trong tiết Thanh minh khi Kiều còn trong cảnh đầm ấm bên gia đình? Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán,vô vọng vì sống cuộc sống cô quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết sẽ kéo dài đến bao giờ.

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.

Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng lên, càng dồn dập hơn. Một cơn “gió cuốn mặt duềnh” làm cho con sóng bỗng nổi lên ầm ầm,vây quanh ghế Kiều ngồi. Âm thanh “ầm ầm tiếng sóng” tựa như âm thanh dữ dội của cuộc đời đầy phong ba bão táp đã và đang đổ ập xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã hội phong kiến cổ hủ, bất công. Tất cả là từng đợt sóng đang gầm thét, rít gào trong lòng nàng. Lúc này Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như rơi vào vực thẳm một cách bất lực. Nỗi buồn ấy đã dâng lên đến tột đỉnh, khiến Kiều thực sự tuyệt vọng.

Khung cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc trôi từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, cuối cùng thể hiện nội tâm chứa đựng bão táp cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tất cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, bế tắc về cuộc đời. Lúc này Kiều đã trở nên tuyệt vọng, yếu đuối nhất.

 

 

𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: