HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG "VỢ NHẶT" VÀ "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA"

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG "VỢ NHẶT" VÀ "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA"

19/04/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG "VỢ NHẶT" VÀ "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA"

Kim Lân - Nguyễn Minh Châu

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

Đề: Phân tích hai tình tiết trong truyện ngắn của Kim Lân và Nguyễn Minh Châu.

Trong truyện ngắn Vợ nhặt (Kim Lân), lần thứ hai khi gặp Tràng, ngoại hình của người vợ nhặt được tác giả miêu tả như sau: “Hôm nay thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ đỉa, thị gầy sọp hẳn di, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt.”

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), người đàn bà hàng chài xuất hiện trước mắt người nghệ sĩ như sau: “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt. Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ (…) tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng…”

Anh (chị) hãy cảm nhận hai chi tiết trên.

 

I. Mở bài:    

Chủ đề người phụ nữ là chủ đề quen thuộc trong văn học. Nếu văn chương Trung đại ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ thông qua thước đo công, dung, ngôn, hạnh thì văn học Hiện đại phản ánh thân phận họ ở việc đào sâu vào vẻ đẹp khuất lấp của tâm hồn.

Dẫn đề.

 

II. Thân bài:

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Kim Lân (1920 – 2007) là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Thế giới nghệ thuật của Kim Lân chủ yếu tập trung ở khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân. Ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lý của những người nông dân nghèo rất gần gũi với sinh hoạt của ông – những con người gắn bó với quê hương và cách mạng. Tác phẩm nổi bật nhất của ông là Vợ nhặt. Trong đó, nhân vật người vợ nhặt đã để lại ấn tượng sâu sắc nhất trong lòng người đọc.

- Nguyễn Minh Châu là cây bút tiên phong cho phong trào đổi mới văn học sau 1975. Ông luôn đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn mỗi con người, đặc biệt là người phụ nữ có vẻ ngoài thô kệch, bình thường như người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.

2. Cảm nhận:

a. Về ngoại hình của nhân vật người vợ nhặt:

* Là nạn nhân của nạn đói, xuất hiện không tên tuổi, quê quán, gốc tích. Tuy nhiên trong sâu thẳm cô vẫn khao khát một mái ấm, vẫn khao khát sống mãnh liệt.

* Xuất hiện đầy thảm hại trong lần thứ hai gặp Tràng cùng với những hành động suồng sã, kém ý tứ, thậm chí trơ trẽn, sống sượng, bị đẩy đến tận cùng của sự rẻ rúng.

* Cùng với những nhân dạng khác xuất hiện trong tác phẩm, chân dung người vợ nhặt đã tô đậm tính chất khốc liệt, ghê sợ, ám ảnh của nạn đói khi miếng ăn đã trở thành sinh mạng, gắn với tình huống “nhặt vợ” độc đáo và bất ngờ.

b. Về ngoại hình của nhân vật người đàn bà hàng chài:

* Nhân vật có hoàn cảnh đầy bất hạnh, từ đó hình thành trong bà tính cách có sự đan xen tiêu cực và tích cực, đáng trách nhưng cũng đáng thương, đáng quý.

* Cùng với những yếu tố tiêu cực khác, chi tiết này đã xuất hiện đầy bất ngờ trước mắt người nghệ sĩ, khiến anh choáng váng, bất ngờ đến thẫn thờ.

* Chân dung này đã gợi mở hoàn cảnh khó khăn, gắn với tình huống nhận thức của người nghệ sĩ, giúp anh rút ra được những bài học đáng giá về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật.

3. So sánh:

Tương đồng: được khắc họa chân thực, sinh động với nhiều nét xấu xí, thô kệch do chịu sự tác động của hoàn cảnh. Nhưng ẩn giấu, khuất lấp sau ngoại hình này là vẻ đẹp nhân cách, phẩm chất đáng trân trọng; góp phần thể hiện tấm lòng nhân đạo của tác giả dành cho những số phận thiệt thòi, bất hạnh.

Khác biệt:

* Về ngoại hình của nhân vật người vợ nhặt: Tô đậm sự dữ dội, khốc liệt của nạn đói và sự thảm hại, rẻ rúng của kiếp người trong những ngày đói khổ; có giá trị mở đầu cho tình huống hành động độc đáo của truyện, dự báo những biến dạng kéo theo về nhân cách.

* Về ngoại hình của nhân vật người đàn bà hàng chài: được khắc họa như một yếu tố đầy ám ảnh khi xuất hiện lại ở cuối tác phẩm, góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật sâu sắc của tác giả, gắn với tình huống nhận thức sâu sắc của truyện.

 

III. Kết bài:

Cả hai nhân vật đã được xây dựng vô cùng thành công qua ngòi bút Kim Lân và Nguyễn Minh Châu. Hai tác giả đã bộc lộ được tinh thần nhân đạo và nhân văn của tác phẩm. Chính những triết lý nhân sinh được gửi gắm vào cách xây dựng hình tượng nhân vật đã gieo vào lòng người đọc niềm tin bất diệt về những điều tốt đẹp tồn tại trong xã hội này.

 

 

𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: