Giáo dục tài chính trong trường học ở thế kỉ 21.

Giáo dục tài chính trong trường học ở thế kỉ 21.

22/06/2022 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

Bước sang thế kỉ 21, việc giáo dục về tài chính cho con trẻ ngay từ những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường đã không còn quá xa lạ. Cùng StudyCare Education tìm hiểu các phương pháp giáo dục ở Việt Nam và trên toàn thế giới nào.

Biên soạn nội dung:

Lecturer and Content Marketing Specialist | Digital Marketing Department | StudyCare
Ms. Đặng Thiên Thanh, BA (Honor). BL.
Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology
Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

Chủ đề Giáo dục tài chính trên toàn thế giới.

Tại một số quốc gia, giáo dục về tài chính đã được xem xét và đưa vào chương trình giảng dạy chính thức từ khá lâu và trở nên rất phổ biến. Bởi theo các nghiên cứu đã được công nhận, giáo dục về tài chính cho người trẻ sẽ khiến họ sớm nhận thức được giá trị của đồng tiền và biết cách sắp xếp, sử dụng tài chính một cách khôn ngoan. Chính điều đó sẽ tạo tiền đề phát triển hơn cho nguồn nhân lực trẻ của nước nhà.

1. Cộng hòa Estonia

Ở Cộng hòa Estonia, một đất nước nhỏ nằm ở Bắc Âu, ngay từ năm 2010 Chính phủ của nước này đã quyết định thúc đẩy và lồng ghép vào chương trình giảng dạy môn Khoa học, Toán học, kể cả Lịch sử, Văn học các kiến thức về Tài chính, Kinh tế; với mong muốn cải cách giáo dục quốc gia.

Estonia đã ý thức rất sớm về việc nên đầu tư vào Giáo dục Tài chính cho học sinhEstonia đã ý thức rất sớm về việc nên đầu tư vào Giáo dục Tài chính cho học sinh

Estonia cho học sinh cấp bậc Tiểu học của mình tìm hiểu về các mệnh giá tiền, đơn vị tiền tệ,… ở môn Toán. Sau đó, họ tiếp tục lồng ghép vào chương trình Lịch sự nguồn gốc và sự ra đời của tiền tệ, không chỉ ở Estonia mà còn cả trên toàn thế giới. Điều này giúp cho các em nhỏ dễ dàng tiếp thu, nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của tiền tệ.

Ở các cấp học cao hơn, học sinh tại đất nước 1.3 triệu dân này sẽ học cách thiết lập nên ngân sách cá nhân, tính tiền lương, quản lý chi tiêu và còn được hướng dẫn cách tự khởi nghiệp. Tất nhiên, sẽ thật thiếu sót cho sự thành công của Giáo dục Tài chính nếu không nói đến sự kết hợp chặt chẽ giữa Nhà trường và Gia đình.

Lớp học đóng vai trò trong việc hướng dẫn, còn Gia đình chính là nơi giúp các em rèn luyện tốt nhất. Trẻ em ở Estonia sẽ nhận được một khoảng tiền tiêu vặt cố định vào mỗi tháng, cha mẹ là người trực tiếp hướng dẫn cho chúng cách tiết kiệm và chi tiêu phù hợp với mỗi đứa trẻ.

Những buổi tọa đàm, diễn thuyết mà khách mời là cố vấn tài chính nổi tiếng của các doanh nghiệp cũng thường xuyên được tổ chức. Tổ chức phi chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân đã hỗ trợ cho những chương trình này, nhằm giúp học sinh có cái nhìn thực tế hơn về tài chính doanh nghiệp.

Bảng kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố năm 2018 cho thấy Estonia giữ thứ hạng cao đáng kinh ngạc. Theo đó, riêng về phần hiểu biết tài chính, học sinh của Estonia đứng đầu với 547 điểm, vượt xa các quốc gia phát triển hàng đầu khác như Phần Lan, Canada,… Được biết, kể từ năm 2012 đến nay, Estonia đã hai lần đứng ở vị trí số một.

Estonia giữ thứ hạng khá cao trên bảng kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA 2018 do OECD công bố (Nguồn: OECD)Estonia giữ thứ hạng khá cao trên bảng kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA 2018 do OECD công bố (Nguồn: OECD)

2. Cộng hòa Phần Lan

Nhắc đến những hệ thống giáo dục nổi tiếng, sẽ thật thiếu sót nếu không kể tên Phần Lan. Theo bảng kết quả đánh giá học sinh quốc tế PISA 2018 của OECD, ở lĩnh vực tài chính, khoảng 20% thanh thiếu niên tại đất nước hạnh phúc nhất thế giới này có mức độ hiểu biết về tài chính rất thành thạo. Đây là một con số vô cùng khả quan và nói lên được rất nhiều điều.

Ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh tại Phần Lan đã được thầy cô giáo của mình giảng dạy những kiến thức về tài chính. Bên cạnh đó, bất kỳ đứa trẻ nào cũng sẽ được hướng dẫn sử dụng ứng dụng học tập Mini Zaldo, tại đây, các em sẽ học được những kỹ năng tài chính nhờ vào việc làm bài tập ứng dụng thực tế về việc sử dụng và tiêu dùng tiền một cách hợp lý.

Trong lớp học, phần thưởng cho các bạn đạt điểm cao cũng là tiền mặt, đây cũng được xem là một bài học về tài chính cho học sinh. Ở cấp trung học, môn tự chọn phổ biến nhất tại Phần Lan là Kinh tế gia đình, trong đó, nội dung quản lý chi tiêu trong gia đình là phần giảng dạy khá quan trọng.

Giáo dục Phần Lan luôn nằm trong top đầu trên toàn thế giớiGiáo dục Phần Lan luôn nằm trong top đầu trên toàn thế giới

3. Singapore

Đảo quốc Singapore từ lâu nổi tiếng với việc sở hữu nền giáo dục đáng ngưỡng mộ, và tất nhiên, Giáo dục tài chính cũng được đưa vào chương trình giảng dạy ở quốc gia này từ rất sớm.

Cấp tiểu học, giáo dục về hiểu biết tài chính được đưa vào chương trình giảng dạy Đạo đức. Điều này cho thấy được sự tiến bộ vượt bậc của nền giáo dục tại đảo quốc này. Bởi họ ý thức và thấu hiểu được việc cần hướng dẫn cho trẻ con về giá trị của đồng tiền ngay khi còn tấm bé.

Ở các cấp học lớn hơn, hai môn Giáo dục nhân cách và Giáo dục công dân đều có bài học và nội dung liên quan đến lĩnh vực Tài chính. Học sinh Singapore được học những kiến thức cơ bản về các khái niệm, giá trị trước, sau đó nâng cấp lên bằng việc định hướng và lập kế hoạch tài chính cho cá nhân, cũng như kiến thức để trở thành người tiêu dùng thông minh và có trách nhiệm với những lựa chọn của mình.

Singapore cũng là một trong những nước đi tiên phong về Giáo dục Tài chínhSingapore cũng là một trong những nước đi tiên phong về Giáo dục Tài chính

Giáo dục tài chính ở Việt Nam đang được phố biến rộng rãi

Tại Việt Nam, kể từ Chương trình giáo dục phổ thông 2018, các môn học đã dần được tích hợp kiến thức của Tài chính để giảng dạy cho học sinh. Các kiến thức được trải đều ở mọi môn học và những nội dung giảng dạy cũng được chọn lọc một cách phù hợp để việc tiếp thu của học sinh diễn ra ở mức độ tự nhiên, cân bằng, không gây áp lực, cụ thể là: Hoạt động trải nghiệm, Toán, Giáo dục công dân, Tự nhiên và Xã hội, Công nghệ, Ngữ văn.

Như ở môn Toán, từ lớp 2 học sinh được giới thiệu và học cách nhận biết mệnh giá các tờ tiền Việt Nam. Ở lớp 4, học sinh sẽ được học cách chuyển đổi và tính tiền trong một số bài toán đố thực tế. Đến lớp 5 sẽ thực hành mua bán với tiền tệ.

Giáo dục Tài chính

Ở Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, các ứng dụng thực tế dần được đưa vào giảng dạy nhiều hơn. Cụ thể: các hoạt động trải nghiệm về mua bán, cách lựa chọn hàng hóa phù hợp với nhu cầu, chất lượng, giá cả. Việc tính toán cũng được cập nhật thêm các bài toán thực tế và gần gũi hơn ở môn Toán lớp 6.

 

⭐⭐⭐⭐⭐

StudyCare Education

The more we care - The more you succeed

⭐⭐⭐⭐⭐

  • 🔹 Bồi dưỡng Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • 🔹 Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • 🔹 Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
  • 🔹 Hỗ trợ các loại hồ sơ, thủ tục cấp VISA Du học - Du lịch - Định cư các Quốc gia Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ.
  • 🔹 Các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp: dịch thuật chuyên ngành; dịch thuật công chứng; dịch thuật các loại sách, giáo trình.
  • 🔹 Hoạt động hỗ trợ học thuật chuyên môn cao: cung cấp số liệu, dữ liệu khoa học; xử lý các mô hình Toán bằng phần mềm chuyên dụng; cung cấp các tài liệu điện tử có bản quyền: sách chuyên ngành, các bài báo khoa học.

⭐⭐⭐⭐⭐

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục StudyCare

MST 0313301968

⭐⭐⭐⭐⭐

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

☎ Điện thoại: (028).353.66566

📱 Zalo: 098.353.1175

📋 Brochure: bit.ly/StudyCare-brochure

📧 Email: hotro@studycare.edu.vn

🏡 Location: bit.ly/StudyCare-location

🌐 Visit us online: qrco.de/studycare

BÌNH LUẬN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền: