ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU

ĐỒNG CHÍ - CHÍNH HỮU

19/04/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

ĐỒNG CHÍ - Chính Hữu

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

Tên thật: Trần Đình Đác. Bút danh: Chính Hữu. Là nhà thơ – chiến sĩ trong suốt thời gian chống Pháp – Mỹ. Sáng tác của ông chủ yếu tập trung vào hình ảnh người lính trong hai cuộc kháng chiến. Đặc biệt là tình cảm đồng chí, đồng đội, sự gắn bó của tiền tuyến với hậu phương. Phong cách thơ của Chính Hữu bình dị, cảm xúc dồn nén, vừa thiết tha, trầm hùng lại vừa sâu lắng, hàm súc.

 

 II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Bài thơ được sáng tác vào mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp. Đồng chí được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946 – 1954, nó đã làm nổi bật lên hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

 

2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

- Nội dung: Bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những
người lính cách mạng. Đồng thời còn làm hiện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nghệ thuật: Bài thơ sử dụng những chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng và giàu sức biểu cảm.

- Ý nghĩa nhan đề: Đồng chí có nghĩa là người có cùng chí hướng, lí tưởng (đồng: cùng, chí: chí hướng). Người cùng trong một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng thường gọi nhau là “đồng chí”. Từ sau cách mạng tháng tám 1945 “đồng chí” thành từ xưng hô quen thuộc trong các cơ quan, đoàn thể, đơn vị bộ đội. Vì vậy, tình đồng chí là bản chất cách mạng của tinh thần đồng đội và thể hiện sâu sắc tình đồng đội.

 

3. Mạch cảm xúc và bố cục:

Bài thơ viết theo thể tự do, 20 dòng chia làm hai đoạn và ba câu kết. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm. Sáu dòng đầu có thể xem là sự lí giải về cơ sở cua tình đồng chí. Dòng 7 có cấu trúc đặc biệt (chỉ một từ với dấu chấm than) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mỏ trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó. Ba dòng thơ cuối được tác giả tách ra thành một đoạn kết, đọng lại và ngân rung với hình ảnh đặc sắc “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng giàu chất thơ về người lính.

 

B. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM

1. Cơ sở của tình đồng chí:

- Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương “anh và tôi” - những người lính xuất thân từ nông dân. “Nước mặn đồng chua” là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, “đất cày lên sỏi đá” là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hóa, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai – mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

“Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “đôi” chỉ hai người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm
cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn. Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng tham gia chiến đấu giữa họ nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp. Tình đồng chí – tình cảm ấy không phải là cùng cảnh ngộ mà còn là một sự gắn kết trọn vẹn về cả lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả; chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở nên bền chặt trong sự chan hòa chia sẻ mọi gian
lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể,, giản dị mà hết sức gợi cảm “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó đó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.

- Cả 7 câu thơ có duy nhất từ “Chung” nhưng bao hàm ý, chung cảnh ngộ, chung giai cấp,
chung chí hướng, chung một khát vọng…

- Nhìn lại cả 7 câu thơ đầu những từ ngữ nói về người lính: đầu tiên là “anh” và “tôi” trên
từng dòng thư như một kiểu xưng danh khi mới gặp gỡ, dường như vẫn là hai thế giới riêng
biệt, rồi “anh” với “tôi” trong cùng một dòng. Đến “đôi người” là những “đôi người xa lạ” và rồi đã biến thành đôi tri kỉ - một tình bạn keo sơn gắn bó. Và cao hơn nữa là đồng chí. Như vậy, từ rời rạc, riêng lẻ, hai người đã dần nhập chung, thành một, khó tách rời.

- Hai tiếng “Đồng chí !” kết thúc khổ tho thật đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí”
và dấu chấm cảm, tạo một nét nhấn như một điểm tựa, điểm chốt, như đòn gánh, gánh hai đầu là những câu thơ đồ sộ. Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng động trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng ấy. Câu thơ như một bản lệ gắn kết hai phần của bài thơ làm nổi rõ một kết luận: cùng hoàn cảnh xuất thân, cùng lý tưởng để trỏ thành đồng chí của nhau. Đồng thời nó cũng mở ra ý tiếp theo : đồng chí còn là những biểu hiện cụ thể và cảm động của 10 câu thơ sau.

 

2. Vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí đồng đội:

- Đồng chí đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư nỗi lòng thầm kín của nhau:


Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

Đó là tri kỉ, hiểu bạn như hiểu mình và còn vì mình là người trong cuộc, người cùng cảnh
ngộ. Với người nông dân, ruộng nương, căn nhà là cả cơ nghiệp, là ước mơ ngàn đời của họ; họ luôn gắn bó, giữ gìn và chắt bóp cho những gì mình có. Vậy mà họ đã gác lại tất cả để đi ra đánh giặc. Câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” hết sức tạo hình và biểu cảm. Để cả cơ nghiệp của mình hoang trống mà ra đi biết người thân ở lại trống trải nhưng cũng mặc kệ thì đó quả là sự hi sinh lớn lao và đó cũng là quyết ra đi mà không dửng dưng vô tình. Các anh hiểu rõ lòng nhau và còn hiểu rõ nỗi niềm ngưởi thân của nhau ở hậu phương: “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, “ Giếng nước” “gốc đa” là hình ảnh hoán dụ về quê hương, về người thân nơi hậu phương của người lính. Như vậy, Câu thơ nói quê hương nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà, nỗi nhớ hai chiều ngày càng da diết, vậy là người lính đã chia sẻ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín, riêng tư nhất. Họ cùng sống với nhau trong kỉ niệm, trong nỗi nhớ và vượt lên trên nỗi nhớ.

- Không chỉ chia sẻ cùng nhau những niềm vui, nỗi buồn hay các câu chuyện tâm tình nơi
quê nhà mà họ còn chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính – “Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi”. Họ đã nhìn thấu và thương nhau từng chi tiết nhỏ của đời sống, cùng chịu bệnh tật và những cơn sốt rét ghê gớm mà hầu như người lính nào cũng phải trải qua. Họ cùng thiếu, cùng rách. Đây là hoàn cảnh chung của bộ đội ta trong những năm kháng chiến chống Pháp. Những hình ảnh thơ được đưa ra rất chân thực nhưng cô đọng và gợi cảm. Nó diễn tả sâu sắc sự gắn bó đồng cam cộng khổ của các anh, giúp các anh vượt qua mọi thiếu thốn gian truân cực nhọc của đời lính.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân tay không giày

Tác giả đã xây dựng những cặp câu sóng đôi, đối ứng nhau (trong từng cặp câu và từng câu), đáng chú ý là người lính bao giờ cũng nhìn bạn, nói về bạn trước khi nói về mình, chữ “anh” bao giờ cũng xuất hiện trước chữ “tôi”. Cách nói ấy phải chăng thể hiện nét đẹp trong tình cảm thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Chính tình đồng đội đã làm ấmlòng những người lính để họ vẫn cười trong buốt giá và vượt lên trên buốt giá.

- Họ quên mình đi để động viên nhau, truyền cho nhau hơi ấm: “Thương nhau tay nắm
lấy bàn tay
”. Đây là một cử chỉ rất cảm động chứa chan tình cảm chân thành. Nó không phải bắt tay thông thường mà hai bàn tay tự tìm đến với nhau truyền cho nhau hơi ấm để vượt lên trên buốt giá, những bàn tay biết nói. Và đó không phải sự gắn bó bất chợt mà là sự gắn bó trường kì suốt cả mấy ngàn ngày kháng chiến. Họ gắn bó với nhau trong đời thường để cùng gắn bó trong chiến đấu, đồng cam cộng khổ khiến tình đồng chí thêm sâu dày để đi tới chiều cao: cùng sống chết cho lí tưởng. Trong suốt cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian lao vất vả ấy, tình cảm đồng chí đã đi vào chiều sâu của sự sống và tâm hồn người chiến sỹ để trở thành những kỉ niệm không bao giờ quên. Câu thơ không chỉ nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng của những người lính mà còn thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy.

 

3. Biểu tượng đẹp nhất, giàu chất thơ nhất về tình đồng chí, đồng đội cao đẹp:

Bài thơ kết thúc bằng những hình ảnh rất đặc sắc:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

- Hai câu đầu nói lên công việc thực sự của người lính và tình đồng chí được tôi luyện trong thử thách gian lao, trong công việc đánh giặc, thức sự là thử thách lớn nhất. Cũng chính ở nơi mà sự sống, cái chết kề nhau trong tích tắc ấy thì tình đồng chí mới thực sự thiêng liêng, cao đẹp. Ba câu thơ cuối đã dựng nên bức tượng đài sừng sững về tình đồng chí. Trên cái nền hùng vĩ và khắc nghiệt của thiên nhiên: Trong cảnh “Rừng hoang sương muối” – Rừng mùa đông ở Việt Bắc muối phủ đầy trời, nhưng những người lính vẫn đứng cạnh bên nhau, im lặng, phục kích, chờ giặc tới. Từ “Chờ” thể hiện tư thế chủ động. Hình ảnh của họ sát cánh bên nhau vững chãi làm mờ đi cái gian khổ ác liệt của cuộc chiến, tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Tình đồng chí khiến họ vẫn bình thản và lãng mạn bên thềm cuộc chiến đấu, thấy cuộc đời vẫn đẹp và thơ mộng ngay giữa nguy hiểm gian lao. Hai câu thơ đối nhau thật chỉnh và gợi cảm giữa khung cảnh và toàn cảnh, khung cảnh lạnh lẽo, buốt giá. Toàn cảnh và tình cảm ấm nồng của người lính với đồng đội của anh. Ca ngợi sức mạnh của tình đồng đội đã giúp người lính vượt lên tất cả sự khắc nghiệt của thời tiết. Tình đồng đội đã sưởi ấm lòng các anh giữa rừng hoang mùa đông và sương muối buốt giá.

- Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” là hình ảnh độc đáo bất ngờ, là điểm nhấn của phần 3,
điểm sáng của toàn bài thơ. Hình ảnh rất thực và cũng rất lãng mạn. Hình ảnh này có thật trong cảm giác, được nhận ra từ những đêm hành quân, phục kích chờ giặc. Trong những đêm phục kích giặc giữa rừng khuya, người lính còn có thêm một người bạn nữa là trăng. Trăng treo trên nền trời, nhìn trăng treo lên trên đầu ngọn súng. Nhịp thơ ở đây là nhịp 2 -2 như gợi lên nhịp lắc của một cái gì chung chiêng lơ lửng trong bát ngát chứ không phải là cột chặt, vừa thực vừa gợi lên nhiều liên tưởng phong phú: Súng là hình ảnh của chiến tranh khói lửa, trăng là hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự hòa hợp giữa súng và trăng toát lên vẻ đẹp tâm hồn của người lính và tình đồng đội của họ, vừa nói lên ý nghĩa cao cả cuộc chiến tranh yêu nước: Người lính cầm súng là để bảo vệ cuộc sống hòa bình, độc lập, tự do cho tổ quốc. Súng trăng là gần và xa, là chiến sĩ và thi sĩ, là thực tại và mơ mộng. Câu thơ như nhãn tư của cả bài, vừa mang tính hiện thực, vừa mang sắc thái lãng mạn, là một biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí thân thiết.
- Ba câu thơ cuối cùng là bức tranh đẹp về tình đồng chí đồng đội của người lính, là biểu tượng đẹp đẽ giàu chất thơ về cuộc đời người chiến sĩ, của tình đồng chí, đồng đội.

 

𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: