Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
- Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
II. BÀI TẬP MINH HOẠ:
Câu 1: Về mùa đông ở các xứ lạnh ta thấy người đi thường thở ra “khói” . Vì sao vậy?
Giải:
Hơi thở của người có chứa nhiều hơi nước, khi ra ngoài không khí lạnh bị ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti tạo thành khói
Câu 2: Làm thí nghiệm như thế nào để chứng minh trong hơi thở của chúng ta có nhiều hơi nước?
Giải: Hà hơi thở vào gương soi hoặc kính. Khi gặp mặt gương lạnh, hơi nước trong hơi thở của chúng ta thành những giọt nước nhỏ làm mờ gương. Sau một thời gian những giọt nước này lại bay hơi hết vào không khí và mặt gương sáng trở lại
Câu 3: Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi nào ?
Do tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng nên Tốc độ bay hơi của nước trong một cốc hình trụ càng lớn khi nhiệt độ cao, được đặt ở nơi thoàn gió và miệng cốc lớn (diện tích mặt thoáng lớn).
Câu 4: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?
Giải: Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Câu 5: Tại sao khi cầm vào vỏ bình ga mini đang sử dụng ta thường thấy có một lớp nước rất mỏng trên đó?
Giải: Do vỏ bình ga lạnh hơn nhiệt độ môi trường nên hơi nước trong không khí ngưng tụ trên đó.
Câu 6: Khi trời lạnh, ô tô có bật điều hòa và đóng kín cửa, hành khách ngồi trên ô tô thấy hiện tượng gì?
Giải: Hơi nước ngưng tụ tạo thành giọt nước phía trong kính xe.
Câu 7: Vào những hôm trời nồm, hơi nước có rất nhiều trong không khí. Quan sát trên những nền nhà lát đá hoặc gạch men ta thấy hiện tượng gì?
Giải: Hơi nước ngưng tụ ướt nền nhà
Câu 8: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm hiện tượng vật lý nào?
Giải: Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên gồm có sự bay hơi và ngưng tụ
Câu 9: Bên ngoài thành cốc đựng nước đá có nước vì sao ?
Giải: Do nhiệt độ của nước đá thấp nên nước tỏng không khí ngưng tụ khi gặp lạnh tạo thành nước trên thành cốc
Câu 10 : Khi nấu cơm ta mở nắp vung ra thì thấy bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do đâu ?
Giải: Bên trong nắp có các giọt nước bám vào là do hơi nước trong nồi bốc lên gặp lạnh đã ngưng tụ lại
Học tiếp những bài khác trong chương Cơ học:
Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng
Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
Bài 10: Lực kế, phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng
Bài 11:Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng
Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc
Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
Tổng hợp kiến thức và công thức vật lý 6
*****
StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing