CHƯƠNG II. Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

CHƯƠNG II. Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

04/01/2021 CÔNG TY TNHH TMDV HỖ TRỢ HỌC THUẬT STUDYCARE 0 Bình luận

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi

- Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau

Lưu ý: Đối với vật rắn, người ta phân biệt sự n ở dài và sự nở khối.

Khi nhiệt độ thay đổi thì kích thước của vật rắn theo mọi phương đều thay đổi. Nếu ta xét sự thay đổi kích thước của của vật rắn chỉ theo một phương nào đó, thì ta có sự nở dài của vật rắn.

Trong thực tế, người ta khảo sát sự nở dài bằng cách khảo sát sự thay đổi chiều dài của một thanh rắn theo nhiệt độ, mà không quan tâm đến sự thay đổi tiết diện ngang của thanh

Trong các bảng số vật lí người ta ghi hệ số nở dài, chứ không ghi hệ số nở khối của chất rắn.

Vì tháp Eiffel được làm chủ yếu từ sắt nên sự thay đổi nhiệt độ ảnh hưởng đến chiều cao của tháp do hiệu ứng giãn nở nhiệt.Vào mùa đông tháp Eiffel bị co lại và ngắn đi 10 cm, ngược lại vào mùa hè tháp cũng cao lên 15–17 cm.

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:

Câu 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

Giải:

Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn để khi có sự dãn nở con lăn sẽ di chuyển → tránh hiện tượng bị cong do tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

Câu 2: Cho ba thanh kim loại nhôm, đồng, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?

Giải: thứ tự đúng là nhôm - đồng - sắt

Câu 3: Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.

Giải: Dùng thước đo bằng đồng sẽ cho kết quả chính xác hơn vì đồng ít giãn nở vì nhiệt hơn.

Câu 4: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào về thể tích và khối lượng riêng?

Giải:Thể tích tăng lên do sự giãn nở vì nhiệt, nhưng khối lượng riêng giảm (do khối lượng viên bi không đổi mà thể tích tăng nên khối lượng riêng giảm)

Câu 5: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì sao ?

Giải: Do bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau.

Học tiếp những bài khác trong chương Cơ học:

Bài 1-2: Đo độ dài

Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng

Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng

Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực

Bài 9: Lực đàn hồi

Bài 10: Lực kế, phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng

Bài 11:Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng

Bài 13:Máy cơ đơn giản

Bài 14:Mặt phẳng nghiêng

Bài 15: Đòn bẩy

Bài 16: Ròng Rọc

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Bài 22: Nhiệt Kế - Nhiệt giai

Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Bài 28-29: Sự sôi

Tổng hợp kiến thức và công thức vật lý 6

*****

StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: