CHƯƠNG II. ÂM HỌC
Bài 12: Độ to của âm
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
Biên độ dao động càng lớn, âm càng to.
Độ to của âm được đo bằng đơn vị đêxiben (dB).
II. BÀI TẬP MINH HOẠ:
Câu 1: Có người khẳng định rằng: Khi ông ta nghe tiếng sáo diều có thể biết được gió mạnh hay yếu. Bằng kiến thức vật lý, em hãy giải thích và cho biết ông ấy nói đúng hay sai?
Giải: Sáo diều phát ra âm thanh là nhờ sự dao động của phần không khí bên trong ống sáo. Khác với sáo trúc do người thổi, luồng không khí trong ống sáo trúc dao động do luồng hơi từ miệng người thổi vào. Còn ống sáo diều, luồng không khí dao động do gió trời thổi vào trong ống sáo. Vì vậy khi gió to thì không khí dao động mạnh, biên độ dao động lớn, tiếng sáo to hơn. Khi gió nhẹ, không khí dao động nhỏ, biên độ dao động nhỏ hơn, tiếng sáo bé hơn. Do đó, có thể dựa vào tiếng sáo diêu để biết được gió mạnh hay yếu. Người đó nói như vậy là đúng.
Câu 2: GV thể dục muốn tập trung HS từ các địa điểm khác nhau về một chỗ thì phải thổi còi thật mạnh. Hãy giải thích việc làm đó.
Giải: Vì các học sinh ở các địa điểm khác nhau, nên âm thanh cần phải to để có thể truyền được đến tai các học sinh. Để các em nghe thấy tiếng còi, thấy giáo phải thổi thật mạnh, để tạo ra luồng không khí dao động với biên độ lớn bên trong còi, làm tiếng còi to hơn.
Câu 3: Khi các ca sĩ biểu diễn trước công chúng, tại sao người ta phải dùng máy tăng âm? Cho biết công dụng của máy tăng âm?
Giải: Trong các buổi biểu diễn trước công chúng, thường có rất nhiều người xem, không gian tổ chức lại rất rộng ( thường ở ngoài trời hoặc sân vận động), đồng thời người xem cũng phát ra nhiều âm thanh, tiếng ồn, nên dù người nghệ đã hát rất to thì những người ở xa cũng không nghe rõ được. Người ta sử dụng hệ thống tăng âm làm khuếch đại âm thanh (tiếng hát) của người ca sĩ, làm âm thanh trở nên to hơn rất nhiều lần, để mọi người dù ở xa đều nghe được.
Tác dụng của bộ tăng âm là để khuếch đại âm thanh, làm cho âm thanh to hơn nhiều lần.
Câu 4: Rắc một ít cát trên mặt trống rồi dùng dùi gõ vào mặt trống. Khi trống phát ra âm thanh lúc to, lúc nhỏ thì sự dao động của những hạt cát trên mặt trống khác nhau thế nào?
Giải:
Khi mặt trống phát ra âm thanh to, thì mặt trống dao động mạnh, biên độ dao động lớn, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên cao.
Khi mặt trống phát ra âm thanh nhỏ, thì mặt trống dao động yếu hơn, biên độ dao động nhỏ, nên ta sẽ thấy những hạt cát nảy lên thấp hơn.
Vậy khi đó, ta thấy các hạt cát nảy lên cao, thấp khác nhau theo độ to, nhỏ của âm thanh do trống phát ra
Câu 5: Âm thoa khi dao động với biên độ nhỏ, ta vẫn nghe thấy âm thanh do nó phát ra (tiếng u …u…), trong khi đó con lắc dây dao động với biên độ lớn nhưng ta lại không nghe được âm thanh do nó phát ra (như hình). Hãy giải thích tại sao lại có sự khác biệt trên?
Giải: Âm thoa dao động với biên độ nhỏ thì âm do nó phát ra nhỏ, nhưng vì tần số âm do âm thoa phát ra nằm trong khoảng từ 20 Hz đến 20000 Hz, tức là khoảng tần số tai người nghe được nên ta nghe thấy tiếng u…u… Còn con lắc, tuy dao động với biên độ lớn, nhưng vì tần số dao động nhỏ hơn 20 Hz nên tai ta không nghe được âm thanh của nó.
Câu 6: Trong dân gian ta có câu: “Thùng rỗng kêu to”. Dựa vào kiến thức vật lý đã học hãy cho biết câu nói đó đúng hay sai? Tại sao?
Giải:
Câu nói : “Thùng rỗng kêu to” thường dùng để chỉ trích những người làm việc thì ít nhưng nói thì nhiều. Tuy nhiên, về mặt vật lý thì câu nói đó rất đúng. Có hai chiếc thùng như nhau, nhưng một thùng rỗng còn một thùng có đựng nhiều đồ vật. Nếu ta dùng dùi gõ mạnh như nhau vào hai chiếc thùng đó thì chiếc thùng nào rỗng sẽ phát ra âm thanh to hơn.
Ta có thể giải thích như sau:
+ Đối với thùng đựng nhiều đồ vật bên trong, ta gõ vào mặt thùng (hay thành thùng) thì mặt thùng (hay thành thùng) sẽ dao động với biên độ nhỏ vì bị các đồ vật đựng bên trong cản lại, nên âm thanh phát ra nhỏ.
+ Đối với thùng rỗng, khi bị gõ vào mặt thùng (hay thành thùng) thì mặt thùng (hay thành thùng) sẽ dao động với biên độ lớn vì bên trong chỉ có không khí nên ít gặp sự cản trở khi dao động. Vì vậy nó sẽ phát ra âm thanh to hơn.
Câu 7: Em hãy ước lượng và chọn các giá trị độ to của âm (ở cột bên trái) cho phù hợp với số liệu đã cho (ở cột bên phải).
Giải: 1-(C); 2 – (E); 3- (D); 4 – (B); 5 – (A).
Câu 8: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu dưới đây:
Một người đang chơi trống (hình dưới). Gõ mạnh, mặt trống dao động …. (1)…, biên độ dao động ….(2)…., âm phát ra ….(3)….
Một nghệ sĩ chơi đàn ghita khi gảy nhẹ, dây đàn dao động ….(4)…, biên độ dao động …(5)…., âm phát ra…(6)…..
Giải: Các từ cần điền: (1): mạnh; (2): lớn; (3): to; (4): nhỏ; (5): nhỏ; (6): bé
Câu 9: Yếu tố nào quyết định độ to của âm?
Giải: Biên độ dao động âm
Học tiếp những bài khác:
Bài 1: Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng, vật sáng
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
****
StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing