CHƯƠNG II. Bài 11: Độ cao của âm

CHƯƠNG II. Bài 11: Độ cao của âm

02/11/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

CHƯƠNG II. ÂM HỌC

Bài 11: Độ cao của âm

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Tần số

- Số dao động trong một giây gọi là tần số. Đơn vị tần số là héc (Hz).

2. Âm cao (âm bổng), âm thấp (âm trầm)

- Âm phát ra càng cao (càng bổng) khi tần số dao động càng lớn.

- Âm phát ra càng thấp (càng trầm) khi tần số dao động càng nhỏ.

Dao động càng nhanh tần số dao động càng lớn âm phát ra càng cao. Ngược lại, Dao động càng chậm tần số dao động càng nhỏ âm phát ra càng thấp.

Tai người chỉ nghe được các âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:

Câu 1: Vật A dao động phát ra âm có tần số 50 Hz, vật B dao động phát ra âm có tần số 70 Hz. Hỏi vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm cao hơn?

Giải:

Vì 50 Hz < 70 Hz, vật B có tần số lớn hơn vật A, tức là vật B dao động nhanh hơn vật A. Vật B phát ra âm cao hơn vật A.

Câu 2: Một dây đàn dao động trong 2 giây thực hiện được 1000 dao động thì tần số dao động của dây đàn là bao nhiêu ?

Giải: Số dao động dây đàn thực hiện được trong 1 giây là: 1000 : 2 = 500 Hz

Vậy tần số dao động của dây đàn là 500 Hz.

Câu 3: Một vật nặng buộc chặt vào dây mảnh treo vào một điểm cố định được gọi là con lắc. Một con lắc thực hiện được 20 dao động trong 10 giây. Tần số dao động của con lắc là bao nhiêu ?

Giải: Số dao động con lắc thực hiện được trong 1 giây là: 20  : 10 = 2

Vậy tần số dao động của con lắc là 2 Hz.

Câu 4: Có hai con lắc, trong cùng một khoảng thời gian con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động. Tần số dao động của con lắc nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu lần ?

Giải: 

Vì trong cùng một khoảng thời gian t, con lắc thứ nhất thực hiện được 10 dao động, con lắc thứ hai thực hiện được 15 dao động.

Tần số của con lắc thứ nhất là : 10/t

Tần số của con lắc thứ hai là: 15/t

Tỉ số về tần số của con lắc thứ hai so với con lắc thứ nhất là: 15/t : 10/t = 1,5

Vậy tần số dao động của con lắc thứ hai lớn hơn và lớn hơn 1,5 lần.

Câu 5: Em hãy tính tần số dao động của một con lắc biết rằng nó thực hiện được 180 dao động trong thời gian 1 phút.

Giải: Số dao động con lắc thực hiện được trong 1 giây là: 180  : 60 = 3

Vậy tần số dao động của con lắc là 3 Hz.

Câu 6:  Một người đếm được trong 2 giây một con lắc thực hiện được 1 dao động. Vậy trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được bao nhiêu dao động?

Giải:

Đổi 1 giờ = 60 phút = 3600 giây.

Trong một giờ con lắc đó sẽ thực hiện được số dao động là:

3600 : 2 x 1 = 1800 dao động.

Câu 7: Một vật thực hiện được 15 dao động trong một giây. Khi nó dao động như thế ta có nghe được âm thanh của nó không? Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần phải làm cho nó thực hiện ít nhất bao nhiêu dao động trong một giây?

Giải: Vì tai người chỉ nghe được các âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz, nên ta không nghe được âm thanh của vật này. Muốn nghe được âm thanh của nó thì cần làm cho nó ít nhất có tần số 20 Hz, tức là nó thực hiện 20 dao động trong một giây

Câu 8: Vật A trong thời gian 2 phút thực hiện được 5400 dao động. Vật B trong thời gian 3 phút thực hiện được 8640 dao động. Hỏi vật nào phát ra âm thanh cao hơn? Vì sao?

Giải:  Đổi 2 phút = 120 giây; 3 phút = 180 giây.

Tần số dao động của vật A: 5400 : 120 = 45 Hz

Tần số dao động của vật B: 8640 : 180 = 18 Hz.

Vậy vật B phát ra âm thanh cao hơn do có tần số dao động lớn hơn.

Câu 9: Trong 20 giây, một lá thép thực hiện được 6000 dao động. Hỏi dao động của lá thép có phát ra âm thanh hay không? Tai người có thể cảm nhận được âm thanh do lá thép đó phát ra không? Tại sao?

Giải: Tần số dao động của lá thép: 6000 : 20 = 300 Hz. Vậy lá thép có phát ra âm thanh với tần số 300 Hz. Tai người có thể nghe được âm thanh đó vì nó có tần số nằm trong ngưỡng nghe thấy (20 Hz - 20000 Hz)

Câu 10: Khi tiến hành thí nghiệm, các học sinh ghi được các kết quả vào bảng sau:

Bài tập cách tính tần số âm cực hay, có đáp án | Vật Lí lớp 7

a. Em hãy sắp xếp tần số dao động của các vật theo thứ tự giảm dần.

b. Cho biết những âm thanh nào mà ta có thể nghe được? Tại sao?

Câu 11: Trong ký xướng âm có 7 nốt nhạc: Đồ, rê, mi, pha, sol, la, si. Hãy so sánh tần số dao động của chúng. Nốt nhạc nào cao nhất, nốt nhạc nào thấp nhất?

Câu 12: Thế nào là siêu âm? Thế nào là hạ âm? Con người có nghe được các âm này không?

Siêu âm là âm thanh  tần số cao hơn tần số tối đa mà tai người nghe thấy được. Tần số tối đa này tùy vào từng người, nhưng thông thường nó vào cỡ 20000 Hz. Ngược lại với siêu âmcác âm thanh  tần số thấp hơn ngưỡng nghe được bởi tai người (thường vào khoảng 20 Hz) là hạ âm.

Như vậy, con người không thể nghe thấy cả siêu âm và hạ âm

Câu 13: Tại sao khi kiểm tra nhanh lốp xe máy hay ô tô đã căng hay chưa, người ta thường dùng vật cứng hay lấy tay búng vào bên cạnh của lốp xe?

Vì khi gõ vào lốp xem làm lốp xe dao động phát ra âm: Khi lốp xe căng sẽ phát ra tiếng “bong bong” do tần số dao động cao hơn, âm bổng hơn. Khi lốp xe non, sẽ phát ra tiếng “bịch bịch” do tần số dao động thấp hơn, âm trầm hơn.

 

Học tiếp những bài khác:

Bài 1: Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng, vật sáng

Bài 2: Sự truyền ánh sáng

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài 7: Gương cầu lồi

Bài 8: Gương cầu lõm

Bài 10: Nguồn âm

Bài 11: Độ cao của âm

Bài 12: Độ to của âm

Bài 13: Môi trường truyền âm

Bài 14: Phản xạ âm-Tiếng vang

Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

****

StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: