CHƯƠNG II. ÂM HỌC
Bài 10: Nguồn âm
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Nhận biết nguồn âm
Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.
2. Đặc điểm của các nguồn âm
- Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống… gọi là dao động.
- Các vật phát ra âm đều dao động.
II. BÀI TẬP MINH HOẠ:
Câu 1: Khi rót nước vào phích, tai ta nghe thấy âm thanh, hãy giải thích tại sao?
Giải: Khi rót nước vào phích, nước trong phích sẽ dao động và phát ra âm thanh.
Câu 2: Khi gõ vào thành cốc thủy tinh mỏng, ta nghe được âm thanh phát ra. Hãy giải thích tại sao?
Giải: Vì khi ta gõ vào thành cốc mỏng, thành cốc sẽ dao động và phát ra âm thanh.
Câu 3: Gió thổi làm lá cây lung lay, chuyển động của lá cây có được xem là dao động hay không?
Giải: Có. Do có âm thanh phát ra.
Câu 4: Trong các vật sau đây: Cây đàn treo trên tường, cái trống để ngoài sân, cây sáo người nghệ sĩ đang thổi, cái còi trọng tài đang cầm trên tay, chiếc võng đang đong đưa, chiếc đàn bầu đang được người nghệ sĩ gảy. Đâu là nguồn âm?
Giải:cây sáo người nghệ sĩ đang thổi, chiếc võng đang đong đưa, chiếc đàn bầu đang được người nghệ sĩ gảy
Câu 5: Điền từ vào chỗ …..
Dao động là ..... có tính ..., ... một vị trí xác định.
Nguồn âm là những vật phát ra .... . Khi phát ra âm các vật đều ....
Khi một vật ………………., các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho …………………. dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên ………………, khiến ta cảm nhận được âm thanh.
Giải:
Dao động là chuyển động có tính lặp đi lặp lại, quanh một vị trí xác định.
Nguồn âm là những vật phát ra âm thanh. Khi phát ra âm các vật đều dao động.
Khi một vật dao động, các lớp không khí xung quanh vật dao động theo. Các dao động này truyền đến tai làm cho màng nhĩ dao động, sau đó nhờ các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não, khiến ta cảm nhận được âm thanh.
Câu 6: Đặt hai tờ giấy mỏng sát vào nhau, thổi vào giữa hai tờ giấy, ta nghe thấy âm phát ra. Chỉ ra bộ phận dao động ở đây?
Giải: Khi thổi vào giữa hai từ giấy, lớp không khí ở giữa hai tờ giấy dao động phát ra âm thanh.
Câu 7: Khi đóng đinh, ta thường nghe thấy âm thanh phát ra, âm thanh đó do vật nào dao động phát ra?
Giải: Khi đóng đinh, đầu của đinh sẽ dao động và phát ra âm thanh.
Câu 8: Tại sao khi một con muỗi bay ngang qua, ta lại nghe thấy tiếng vo ve?
Giải: Khi con muỗi bay, cánh của nó dao động và phát ra âm thanh.
Câu 9: Khi nghe đài hay xem tivi thì ta nghe thấy âm thanh, bộ phận nào dao động phát ra các âm thanh đó?
Giải: Khi xem ti vi hay nghe đài, loa là nguồn âm, bộ phận màng loa dao động phát ra âm thanh.
Câu 10: Một cái quạt khi quay phát ra âm thanh. Âm thanh đó có phải do cánh quạt quay phát ra hay không? Vì sao?
Giải:Âm thanh không phải do cánh quạt quay phát ra, vì cánh quạt quay tròn, không dao động. Âm thanh là do không khí xung quanh cánh quạt dao động phát ra.
Câu 11: Hãy giải thích tại sao chúng ta có thể phát ra tiếng nói, tiếng hát bằng miệng?
Giải: chúng ta có thể phát ra âm thanh bằng miệng là vì khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản, qua thanh quản, làm cho các dây thanh đới dao động, chính dao động của các dây thanh đới tạo ra âm thanh (tiếng nói, tiếng hát). Khi không khí bị ép qua dây thanh đới càng mạnh thì âm thanh phát ra nghe càng chói tai.
Học tiếp những bài khác:
Bài 1: Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng, vật sáng
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
****
StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing