CHƯƠNG I. Bài 7: Gương cầu lồi

CHƯƠNG I. Bài 7: Gương cầu lồi

02/11/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

CHƯƠNG I. QUANG HỌC

Bài 7: Gương cầu lồi

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Định nghĩa về gương cầu lồi 

Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của mặt cầu hướng về phía nguồn sáng.

2. Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi

- Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng.

- Khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất là chùm phân kì.

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), cùng chiều và nhỏ hơn vật. Ảnh càng lớn nếu vật đặt càng gần bề mặt phản xạ và tiến tới xấp xỉ bằng kích thước của vật khi vật tiến sát bề mặt phản xạ.

3. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi 

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

4. Ứng dụng

- Làm gương chiếu hậu xe ô tô, xe máy.

- Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.

 

 

BÀI TẬP MINH HOẠ:

Dạng 1: Phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng

Dạng 2: Vẽ ảnh của một điểm hoặc của một vật đặt trước gương cầu lồi

Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

Lưu ý: Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu (hình vẽ).

Dạng 3: Giải thích một số ứng dụng của gương cầu lồi

Dựa vào đặc điểm vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

Ví dụ: Gương cầu lồi có bề rộng vùng nhìn thấy lớn nhất so với các gương khác loại cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt nên được dùng để làm kính chiếu hậu hoặc đặt ở chỗ đường gấp khúc để quan sát xe đi ngược chiều.


Ví dụ 1: Cho S và S’ là vật và ảnh qua gương cầu lồi. Đường thẳng xx’ là đường nối tâm và đỉnh của gương. Bằng phép vẽ hãy xác định đỉnh gương và tâm của gương.

Ví dụ 2: Cho AB và A’B’ là vật và ảnh qua gương cầu lồi bằng phép vẽ hãy xác định vị trí của gương, tâm gương.

Ví dụ 3: Cho hai gương có kích thước giống nhau, trong đó có một gương phẳng và một gương cầu lồi. Hỏi làm thế nào để phân biệt được chúng? Tại sao?

Ví dụ 4: Thám tử Sherlock Holmes được mời đến dự một buổi tiệc. Nhiệm vụ của anh là quan sát tất cả những người dự tiệc. Tuy nhiên để giữ bí mật trong lúc dự tiệc, anh không được nhìn trái, phải hoặc nhìn ra sau. Sherlock Holme đã nghĩ ra một cách, dùng các vật trên bàn tiệc, để quan sát khắp gian phòng. Theo em, Sherlock Holmes đã dùng những dụng cụ nào vậy?

 

Học tiếp những bài khác:

Bài 1: Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng, vật sáng

Bài 2: Sự truyền ánh sáng

Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Bài 7: Gương cầu lồi

Bài 8: Gương cầu lõm

Bài 10: Nguồn âm

Bài 11: Độ cao của âm

Bài 12: Độ to của âm

Bài 13: Môi trường truyền âm

Bài 14: Phản xạ âm-Tiếng vang

Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

 

 

****

StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: