CHƯƠNG I. QUANG HỌC
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn gọi là ảnh ảo.
- Độ lớn ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng bằng độ lớn của vật..
- Đối xứng với vật qua gương phẳng (khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương).
2. Lưu ý
- Ảnh của vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.
- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
II. BÀI TẬP MINH HOẠ:
Dạng 1: Cách vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
- Muốn vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ta vẽ ảnh của các điểm đặc biệt trên ảnh sau đó nối các điểm ảnh cho ta ảnh của vật.
- Muốn vẽ ảnh của một điểm ta dựa vào:
+ Định luật phản xạ ánh sáng.
+ Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.
* Các bước tiến hành:
- Bước 1: Xác định ảnh của điểm sáng qua gương (S')
- Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh của điểm sáng và điểm cho trước (R). Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới (I).
- Bước 3: Dựng tia tới (SI) xuất phát từ điểm sáng đến điểm tới.
- Bước 4: Hoàn chỉnh tia phản xạ (IR) từ điểm tới đến điểm cho trước.
Dạng 2: Bài toán tính khoảng cách từ vật tới ảnh của vật
- Trong mọi trường hợp khoảng cách từ vật tới ảnh luôn luôn bằng hai lần khoảng cách từ vật tới gương.
- Cần chú ý phân biệt về khoảng cách dịch chuyển của vật hay của gương với khoảng cách từ vật tới gương.
Ví dụ 1: Bạn A đang đứng cách gương 1,6 m để soi gương. Do nhìn không rõ, A tiến lại gần gương một khoảng là 0,5 m. Tính khoảng cách từ A tới ảnh của A lúc đó.
Giải:
Khi A tiến lại gần gương một đoạn 0,5 m thì khoảng cách giữa A và gương là:
1,6−0,5=1,1m1,6−0,5=1,1m
Khoảng cách từ A tới ảnh của A là: 1,1.2=2,2m
Ví dụ 2:
Hãy vẽ các tia sáng xuất phát từ S đến gặp gương phẳng rồi phản xạ, tia phản xạ đi qua R.
Giải:
Các bước giải tương ứng được ghi lại trên hình bằng các chữ số ở trong ngoặc.
Ví dụ 3: Dựa vào tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng, hãy vẽ ảnh của vật sáng AB
Ví dụ 4: Vẽ ảnh của vật sáng là tam giác ABC đặt trước gương như hình.
Ví dụ 5: Đặt hai gương phẳng vuông góc với nhau chiếu một tia sáng SI bất kỳ vào gương G1. Hãy vẽ đường đi của tia sáng qua G1, G2. Cho biết tia phản xạ qua G2 có phương như thế nào đối với tia tới SI?
Học tiếp những bài khác:
Bài 1: Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng, vật sáng
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
****
StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing