CHƯƠNG I. QUANG HỌC
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
1. Gương phẳng
- Hình ảnh quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.
- Gương phẳng tạo ra ảnh của vật trước gương.
- Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng,…
2. Định luật phản xạ ánh sáng
- Tia sáng tới gặp gương thì tia sáng bị hắt trở lại => Hiện tượng đó gọi là hiện tượng phản xạ ánh sáng.
Nội dung định luật:
- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng với tia tới và đường pháp tuyến của gương tại điểm tới.
- Góc phản xạ luôn luôn bằng góc tới.
Trong đó:
+ I: điểm tới
+ IN: pháp tuyến
+ SI và IR lần lượt là góc tới và góc phản xạ.
+ Phương của tia phản xạ xác định bằng góc NIR = i’ gọi là góc phản xạ.
+ Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới.
II. BÀI TẬP MINH HOẠ:
Dạng 1: Cách vẽ tia tới, tia phản xạ và cách tính góc tới. góc phản xạ
* Cách vẽ tia phản xạ khi biết tia tới
Dựa vào định luật phản xạ ánh sáng, ta suy ra được tia phản xạ đối xứng với tia tới qua gương phẳng. Vì vậy để vẽ tia phản xạ khi biết tia tới ta thực hiện các bước như sau:
- Vẽ pháp tuyến NN’ vuông góc với gương tại điểm tới I
- Lấy một điểm A bất kì trên tia tới SI
- Kẻ đoạn thẳng AA’ vuông góc với pháp tuyến NN’ tại H sao cho AH = HA’
- Vẽ tia IA’. Tia IA’ chính là tia phản xạ cần vẽ.
* Cách tính góc phản xạ, góc tới
- Dựa vào giả thiết của đề bài ta xác định được góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ, từ đó ta tính được góc phản xạ và góc tới.
- Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: i=i′
Ví dụ: Cho góc α là góc hợp bởi tia tới và gương. Tính góc tới i và góc phản xạ i’.
Giải:
Từ hình vẽ ta có: i+α=900⇒i′+β=900
Mà theo định luật phản xạ ánh sáng ta có:
i=i′⇒α=β
⇒ i′=i=900−α
Chú ý:
- Nếu tia tới vuông góc với mặt phẳng gương tức i’ = i = 00 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới nhưng có chiều ngược lại.
- Nếu tia tới trùng với mặt phẳng gương tức i’ = i = 900 suy ra α = β = 900 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới và cùng chiều với tia tới.
Dạng 2: Cách xác định vị trí đặt gương khi đã biết cả tia tới và tia phản xạ
- Xác định điểm tới I: Tia tới và tia phản xạ cắt nhau tại I.
- Xác định góc hợp bởi tia tới và tia phản xạ: i + i’
- Xác định pháp tuyến NN’: Vẽ đường phân giác NIN’ của góc i + i’. NN’ chính là pháp tuyến.
- Xác định vị trí đặt gương: Từ I kẻ đường thẳng vuông góc với pháp tuyến. Đường thẳng đó chính là vị trí để đặt gương phẳng.
Ví dụ: Một tia tới tạo với mặt gương một góc 120o như ở hình 4.6. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?
Giải:
Kẻ pháp tuyến IN vuông góc với mặt phẳng gương tạo với gương một góc 90o
Ta có:
Do góc tới bằng góc phản xạ nên góc phản xạ: r = i = 30o.
Học tiếp những bài khác:
Bài 1: Nhận biết ánh sáng-Nguồn sáng, vật sáng
Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn
****
StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing