CHƯƠNG I. Bài 2: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm

CHƯƠNG I. Bài 2: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm

23/01/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

CHƯƠNG I: ĐIỆN HỌC

Bài 2: Điện trở của dây dẫn. Định luật Ôm

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Điện trở của dây dẫn

- Điện trở của dây dẫn biểu thị mức độ cản trở dòng điện nhiều hay ít của dây dẫn.

- Điện trở kí hiệu là R.

- Đơn vị của điện trở là Ôm (Ω)

+ 1kΩ=1000Ω

+ 1MΩ=106Ω 

- Kí hiệu của sơ đồ của điện trở trong mạch điện là:

hoặc

- Công thức xác định điện trở của dây dẫn:

R = U/I

với U là hiệu điện thế (V); I là cường độ dòng điện (A)

+ Cùng một dây dẫn thương số U/I có trị số không đổi.

+ Các dây dẫn khác nhau thì trị số U/I là khác nhau.

2. Định luật Ôm

- Nội dung: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

- Biểu thức: I = U/R

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:

Bài 1: Một dây dẫn có điện trở 50Ω chịu được dòng điện có cường độ lớn nhất là 300mA. Hiệu điện thế lớn nhất đặt giữa hai đầu dây dẫn đó là:

Giải:

Ta có: 300 mA = 0,3 A

Từ hệ thức định luật Ôm, ta suy ra:

U = I.R = 0,3.50 = 15V
Bài 2: Cường độ dòng điện chạy qua một bóng đèn là 1,2 A khi mắc nó vào hiệu điện thế 12V. Muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3 A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm bao nhiêu?

Giải:

Từ hệ thức định luật Ôm, ta suy ra:

Điện trở của bóng đèn:

R = U/I = 12/1,2 = 10Ω

Khi cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3 A, tức cường độ dòng điện I′ = 1,2 + 0,3 = 1,5A suy ra hiệu điện thế lúc này là:

U′ = 1,5.10 = 15V > U

=>  U′ − U = 15 − 12 = 3V

Vậy muốn cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn tăng thêm 0,3 A thì hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn phải tăng thêm 3V.

Bài 3: Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5A. Nếu hiệu điện thế đặt vào điện trở đó là 36V thì cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn đó là bao nhiêu?


Bài 4: Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đi 4V thì dòng điện qua dây dẫn khi đó có cường độ dòng điện là bao nhiêu?


Bài 5: Cho hai dây dẫn có giá trị điện trở là R1 và R2. Hiệu điện thế đặt vào giữa hai đầu mỗi dây dẫn lần lượt là U1 và U2. Biết R2 = 2.R1 và U1 = 2.U2. Khi đưa ra câu hỏi so sánh cường độ dòng điện chạy qua hai dây dẫn đó, bạn A trả lời: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 hai lần vì U1 lớn hơn U2 hai lần”. Bạn B lại nói rằng: “Cường độ dòng điện qua R1 lớn hơn qua R2 hai lần vì R1 nhỏ hơn R2 hai lần”. Vậy bạn nào đúng? Bạn nào sai? Tại sao?


Bài 6: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ:

Khi K1 và K2 đều đóng, ampe kế chỉ 0,5A. Nếu thay R1 bằng R2 thì thấy ampe kế chỉ 1,25A. Hãy so sánh R1 với R2. Biết rằng bộ nguồn không thay đổi.

 

👍 𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

****

StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: