TÀI CHÍNH CÔNG - PUBLIC FINANCE
CHƯƠNG 2: CÁC CỤ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG (Phần 1)
Tổng hợp và biên soạn: Mr. Trần Lê Khang
Cố vấn học thuật: Mr. Nguyễn Công Thành | Ms. Phạm Thị Anh Thư.
Trong chương hai, chúng ta cùng tìm hiểu các công cụ lý thuyết sử dụng trong tài chính công. Các công cụ lý thuyết này giúp chúng ta hiểu được cơ chế đằng sau việc đưa ra quyết định kinh tế của một đối tượng. Mục tiêu cuối cùng hướng đến của các quyết định kinh tế chính là lợi ích của toàn xã hội. Điều mà chính phủ luôn muốn nhắm đến.
Ở Phần 1 của chương này chúng ta sẽ tìm hiểu về công cụ phân tích đầu tiên dựa trên tối đa hóa hữu dụng (utility maximization) và ngân quỹ hạn chế (budget constraints).
"Với ngân quỹ hạn chế thì giỏ hàng hóa (bundle of goods) nào sẽ giúp người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng của họ?"
- Hữu dụng của mỗi cá nhân (sự ưa chuộng) sẽ được thể hiện thông qua đường bàng quan (indifference curve).
Đường bàng quan là một tập hợp các lựa chọn về số lượng giữa hai hàng hóa khác nhau nhưng cho cùng mức hiệu dụng bằng nhau. Bởi vì các lựa chọn này đều có hiệu dụng bằng nhau nên cá nhân sẽ bàng quan về việc nên tiêu dùng theo lựa chọn nào.
Đường bàng quan có những đặc điểm sau:
- Người tiêu dùng thường ưa chuộng những đường bàng quan cao hơn. Cá nhân thích chọn lựa rổ hàng hóa nằm trên đường bàng quan càng xa gốc tọa độ càng tốt vì điều đó hàm ý rằng họ sẽ được tiêu thụ nhiều hơn.
- Đường bàng quan luôn dốc xuống. Đường bàng quan không thể dốc lên vì điều đó hàm ý rằng cá nhân sẽ bàng quan giữa rổ hàng hóa ít hơn và rổ hàng hóa nhiều hơn. Điều này quy phạm giả định là nhiều hàng hóa hơn thì sẽ tốt hơn.
Một cá nhân sẽ bàng quan giữa rổ hàng hóa A và B nhưng có khuynh hướng thích C hơn cả A và B.
Cách xác định hữu dụng của cá nhân: Giả định hữu dụng của mỗi cá nhân được thể hiện qua đường bàng quan được xác định thông qua hàm hữu dụng (utility function), chúng ra sẽ tính toán các yếu tố sau đây:
1. Hữu dụng biên (Marginal utility - MU):
Hữu dụng biên là hữu dụng tăng thêm khi cá nhân tiêu thụ thêm một đơn vị hàng hóa.
Nguyên lý của hàm hữu dụng biên là hữu dụng biên giảm dần. Có nghĩa là, việc tiêu thụ thêm một loại hàng hóa khiến cho cá nhân ít hạnh phúc hơn là việc tiêu thụ đơn một đơn vị hàng hóa trước đó.
Ví dụ: hữu dụng biên của lần đầu tiên xem phim sẽ rất cao vì đây là lần đầu tiên bạn xem phim. Tuy nhiên, nếu bạn xem lại bộ phim này nhiều lần sau đó thì hữu dụng sẽ càng ngày càng thấp vì bạn không còn hứng thú với bộ phim nữa.
2. Tỷ lệ thay thế biên (Marginal rate of substitution – MRS):
Tỷ lệ thay thế biên là tỷ lệ mà tại đó người tiêu dùng sẵn sàng đổi hàng hóa này lấy hàng hóa khác. Tỷ lệ thay thế biên là độ dốc của đường bàng quan.
Theo như biểu đồ thì tỷ lệ thay thế biên của phim đối với bánh kem là: MRS = - MUM / MUC
- Hạn chế về ngân quỹ của mỗi cá nhân được thể hiện qua đường ngân sách (budget constraints).
Định nghĩa: đường ngân sách là tập hợp của mỗi hàng hóa mà mỗi cá nhân có thể mua được khi sử dụng toàn bộ thu nhập.
Công thức của đường ngân sách đối với hai sản phẩm thể hiện dưới dạng phương trình đường thẳng như sau:
Y = PCQC + PMQM (PC and PM: cake and movie prices; QC and QM: quantity of cakes and movies).
- Kết hợp đường ngân sách và đường bàng quan.
Lựa chọn tối ưu của người tiêu dùng dựa trên hữu dụng và ngân quỹ của mình chính là tiếp điểm của đường bàng quan và đường ngân sách. Tại điểm này thì tỷ lệ thay thế biên (độ dốc của đường bàng quan) sẽ bằng với tỷ lệ giá (độ dốc đường ngân sách).
MRS = - MUM/MUC = - PM/PC
- Sự thay đổi giá hàng hóa tác động như thế nào đến điểm tối ưu của người tiêu dùng?
Sự thay đổi giá hàng hóa sẽ làm thay đổi đường bàng quan và đường ngân sách từ đó làm thay đổi điểm tối ưu thông qua 2 tác động: (1) tác động thay thế (substitution effect) và tác động thu nhập (income effect).
Qua biểu đồ, giá phim tăng sẽ dẫn đến 2 tác động:
- Tác động thay thế xảy ra khi hữu dụng cố định. Điều này khiến cho người tiêu dùng có mức cầu về phim thấp hơn bởi vì giá phim đang mắc hơn so với bánh kem (điểm tối ưu di chuyển từ A sang B).
- Tác động thu nhập xảy ra khi giá tương đối cố định. Điều này khiến cho người tiêu dùng tiếp tục giảm mức cầu về phim vì người tiêu dùng có thu nhập thấp hơn (điểm tối ưu di chuyển từ B sang C).
Như vậy, chúng ta có thể rút ra định nghĩa về tác động thay thế và tác động thu nhập như sau:
- Tác động thay thế xảy ra khi hữu dụng cố định. Sự gia tăng trong giá tương đối của một hàng hóa sẽ luôn khiến cho một cá nhân tiêu thụ ít hàng hóa đó hơn.
- Tác động thu nhập liên quan đến sự tăng giá của một hàng hóa sẽ khiến cho một cá nhân sẽ tiêu thụ hàng hóa đó ít hơn vì thu nhập của người đó ít hơn trước đây.
Tuy nhiên, xét riêng tác động thu nhập thì không phải lúc nào thu nhập tăng thì cá nhân sẽ tiêu thụ hàng hóa nhiều hơn vì tác động thu nhập cũng liên quan đến loại hàng hóa.
- Hàng hóa thông thường: thu nhập tăng dẫn đến mức cầu tăng.
- Hàng hóa cấp thấp: thu nhập tăng dẫn đến mức cầu giảm.
Tiếp theo: Phân tích điểm cân bằng (equilibrium) và lợi ích xã hội (social welfare).
👍 𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞
https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g
👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤
https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang
👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝
*****
Gia Sư Thành Thắng | StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing