SỐ HỌC. CHƯƠNG 2. Bài 1: Làm quen với số âm

SỐ HỌC. CHƯƠNG 2. Bài 1: Làm quen với số âm

02/03/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

SỐ HỌC

CHƯƠNG 2: SỐ NGUYÊN

Bài 1: Làm quen với số âm

 


I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Định nghĩa về số nguyên:

+ Trên thực tế, bên cạnh có số tự nhiên, người ta còn dùng các số với dấu “–” đằng trước như: –1, –2, –3, … (đọc là âm 1, âm 2, âm 3, … hoặc trừ 1, trừ 2, trừ 3, …). Những số như thế được gọi là số nguyên âm.

+ Ví dụ: Các số nguyên như: 1; 2; 3; 4; –4; –3; –2; ...

2. Trục số:

+ Ta biểu diễn các số nguyên âm trên tia đối của tia số và ghi các số –1, –2, –3, ... như trong hình:

+ Như vậy ta được một trục số. Điểm 0 được gọi là điểm gốc của trục số. Chiều từ trái sang phải gọi là chiều dương (thường được đánh dấu bằng mũi tên), chiều từ phải sang trái gọi là chiều âm của trục số.

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:

Câu 1: Người ta dùng số nguyên để chỉ thời gian trước Công nguyên. Chẳng hạn, nhà toán học Pi–ta–go sinh năm –570 nghĩa là ông sinh năm 570 trước Công nguyên. Vậy thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm 776 trước Công nguyên được viết như thế nào?

 

Giải

Thế vận hội đầu tiên được tổ chức vào năm –776.

Câu 2: Trên trục số điểm 3 cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều dương, điểm –3 cách điểm 0 ba đơn vị theo chiều âm.

Điền vào chỗ trống các câu sau đây:

a) Điểm –2 cách điểm 2 là .... đơn vị và theo chiều ....

b) Điểm 1 cách điểm –3 là .... đơn vị và theo chiều ....

Câu 3: Điểm gốc trong trục số là điểm nào

A. Điểm 0                B. Điểm 1                 C. Điểm 2                D. Điểm –1

Câu 4: Điểm –4 cách điểm 4 bao nhiêu đơn vị?

A. 7                          B. 8                           C. 6                          D. 9

Câu 5: Những điểm cách điểm 2 ba đơn vị là?

A. –1                        B. 5                           C. –1 và 5                D. 1 và 5

Câu 6: Chiều từ trái sang phải trong trục số được gọi là?

A. Chiều âm             B. Chiều dương       C. Chiều thuận         D. Chiều nghịch

Câu 7: Trên trục số, những điểm nằm giữa các điểm – 5 và – 2 là:

A. –5; –4; –3; –2      B. –4; –3; –2            C. –5; –4; –3            D. –4; –3

Câu 8: Trên trục số, điểm cách điểm –1 ba đơn vị theo chiều dương là:

A. – 4                       B. 2                           C. – 4 và 2               D. 4

Câu 9: Trên trục số, điểm nào tạo với hai điểm – 1 và 2 bộ ba số cách đều nhau.

A. – 4                       B. 5                           C. 0                          D. Cả A và B

 

 

👍 𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: