CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN PHẢI HỌC MÔN TÀI CHÍNH CÔNG?

CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN PHẢI HỌC MÔN TÀI CHÍNH CÔNG?

07/06/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

TÀI CHÍNH CÔNG - PUBLIC FINANCE

CHƯƠNG 1: TẠI SAO CẦN PHẢI HỌC MÔN TÀI CHÍNH CÔNG?

 

Tổng hợp và biên soạn:   Mr. Trần Le Khang

Cố vấn học thuật: Mr. Nguyễn Công Thành   |  Ms. Phạm Thị Anh Thư.

 

Trong chương này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thế nào là tài chính công và những câu hỏi chính mà tài chính công đưa ra để thấy được tầm quan trọng của việc cần phải tìm hiểu về môn học này.

1. Định nghĩa

Tài chính công (public finance) là ngành học nghiên cứu vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.

 

2. Bốn câu hỏi lớn trong lĩnh vực tài chính công

Câu hỏi 1: Khi nào chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế?

Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế khi có sự xuất hiện của thất bại thị trường (market failure) và khi chính phủ muốn thực hiện nhiệm vụ tái phân phối nguồn lực (redistribution).

  • Thất bại thị trường là vấn đề mà khiến cho nền kinh tế tạo ra những kết quả mà không đối đa hóa hiệu quả (efficiency).

Thị trường thường thất bại do những nguyên nhân sau:

- Bất cân xứng thông tin (information asymmetry): một bên trong giao dịch có thông tin tốt hơn bên còn lại và tận dụng lợi thế này vì lợi ích cá nhân.

- Sức mạnh thị trường (market power): công ty độc quyền (monopoly) có thể sản xuất sản phẩm hay cung cấp dịch vụ kém chất lượng và vẫn định giá cao. Hành vi này khiến cho thị trường vận hành kém hiệu quả.

- Hàng hóa công (public goods): hàng hóa công có 2 đặc điểm chính là không cạnh tranh (non – rival) và không loại trừ (non – excludable).

+ Không cạnh tranh: việc tiêu dùng hàng hóa bởi một đối tượng sẽ không hạn chế việc tiêu dùng chính loại hàng hóa này bởi một đối tượng khác.

+ Không loại trừ: người tiêu dùng không cần trả tiền vẫn có thể tiêu thụ hàng hóa này.

Việc cung cấp hàng hóa công của chính phủ dẫn đến sự xuất hiện của “Kẻ ngồi không hưởng lợi” (free rider).

- Ngoại tác (externalities): ngoại tác xuất hiện khi một giao dịch tạo ra lợi ích (ngoại tác tích cực – positive externality) hay chi phí (ngoại tác tiêu cực – negative externality) đối với các bên khác mà không liên quan trực tiếp trong giao dịch.

Ví dụ: ngoại tác tích cực là phát triển hệ thống giáo dục; ngoại tác tiêu cực là ô nhiễm.

 

  • Tái phân phối là sự chuyển dịch nguồn lực từ nhóm này sang nhóm khác trong xã hội.

Nếu xã hội của chúng ta được xem như là một chiếc bánh pizza thì kích thước của bánh chính là hiệu quả của nền kinh tế.

Nếu không tồn tại thất bại thị trường thì chiếc bánh này sẽ đạt được kích cỡ lớn nhất. Tuy nhiên, nếu tồn tại thất bại thị trường thì chính phủ cần phải can thiệp để gia tăng kích cỡ bánh.

Chính phủ không những quan tâm về kích cỡ của chiếc bánh mà còn quan tâm đến phần chia của chiếc bánh (kích cỡ mỗi miếng bánh của từng cá nhân trong xã hội).

Vì vậy, chính phủ thường tái phân phối lại nguồn lực chuyển từ người giàu sang người nghèo để đạt được công bằng xã hội.

Tuy nhiên, việc tái phân phối này lại làm giảm hiệu quả của nền kinh tế vì nó khiến cho cá nhân thay đổi hành vi và rời xa khỏi điểm tối đa hóa hiệu quả.

Ví dụ: nếu chính phủ đánh thuế người giàu cao và sử dụng tiền thuế để trợ cấp cho người nghèo thì việc đánh thuế này khiến cho người giàu làm ít lại và người nghèo cũng làm ít lại. Khi cả hai đều làm ít lại thì tính hiệu quả xã hội sẽ giảm.

 

Câu hỏi 2: Chính phủ can thiệp bằng cách nào?

Chính phủ can thiệp vào nền kinh tế thông qua các cách sau đây:

  • Đánh thuế hay trợ cấp (tax or subsidize private sale):

Thuế làm tăng giá bán của hàng hóa mà đang được sản xuất quá nhiều.

Trợ cấp làm giảm giá bán của hàng hóa mà đang được sản xuất quá ít.

  • Hạn chế hay thúc đẩy doanh số (restrict or mandate private sale):

Hạn chế doanh số của hàng hóa mà đang được sản xuất quá nhiều.

Thúc đẩy doanh số của hàng hóa mà đang được sản xuất quá ít và thúc ép cá nhân mua sản phẩm đó.

  • Cung cấp hàng hóa công (public provision):

Chính phủ trực tiếp cung cấp hàng hóa để đạt được mức tiêu dùng mà tối đa hóa lợi ích xã hội.

  • Tài trợ cho khu vực tư để cung cấp hàng hóa (public financing of private provision):

Chính phủ muốn ảnh hưởng đến mức tiêu dùng nhưng lại không muốn can thiệp trực tiếp vào việc cung cấp sản phẩm.

Trong trường hợp này, chính phủ tài trợ cho các công ty tư nhân để cung cấp số lượng hàng hóa nhất định.

 

Câu hỏi 3: Sự can thiệp của chính phủ ảnh hưởng gì đến kết quả kinh tế?

Mỗi chính sách can thiệp mà chính phủ đưa ra thường sẽ có tác động trực tiếp tác động gián tiếp:

- Tác động trực tiếp là tác động can thiệp của chính phủ mà có thể được dự đoán nếu cá nhân không thay đổi hành vi để phản ứng lại với sự can thiệp này.

Ví dụ: chính phủ Mỹ chi 125 tỷ USD mua bảo hiểm y tế cho 49 triệu người chưa có bảo hiểm (2500 USD mỗi người 1 năm). Mặc dù đây là một số tiền khổng lồ nhưng nó vẫn còn thấp hơn nhiều so với chi tiêu mà chính phủ bỏ ra cho chăm sóc y tế lên đến 818 tỷ đô.

- Tác động gián tiếp là tác động can thiệp của chính phủ mà xuất hiện chỉ khi cá nhân thay đổi hành vi để phản ứng lại với sự can thiệp này.

Ví dụ: trong trường hợp chính phủ cung cấp chăm sóc y tế miễn phí cho người không có bảo hiểm thì những người hiện tại đang mua bảo hiểm y tế sẽ không mua nữa và tham gia vào chương trình chăm sóc y tế miễn phí của chính phủ.

 

Câu hỏi 4: Tại sao chính phủ lại can thiệp vào nền kinh tế?

Chính phủ thường phải đối mặt với vấn đề lớn trong việc phải hình dung ra công chúng muốn gì và làm thế nào để đưa ra chính sách phù hợp với nhu cầu của họ.

Để tối đa hóa lợi ích của xã hội, chính phủ sẽ can thiệp vào nền kinh tế để khắc phục thất bại thị trường và tái phân phối thu nhập.

Tuy nhiên, đôi khi chính phủ cũng can thiệp vào nền kinh tế vì mục đích chính trị và điều này có thể dẫn đến thất bại của chính phủ (government failure) mà có thể dẫn đến việc can thiệp không phù hợp.

 

 

Như vậy, trong chương này chúng ta đã hiểu như thế nào là tài chính công và 4 câu hỏi quan trọng liên quan đến tài chính công.

Nội dung chương này đóng vai trò quan trọng cho toàn bộ môn học vì tất cả các chương về sau trong môn học đều đi vào phân tích chi tiết 4 câu hỏi này.

  1. Khi nào chính phủ nên can thiệp vào nền kinh tế?
  2. Chính phủ can thiệp bằng cách nào?
  3. Sự can thiệp của chính phủ ảnh hưởng gì đến kết quả kinh tế?
  4. Tại sao chính phủ lại can thiệp vào nền kinh tế?

 

Mời bạn xem video bài giảng này trên kênh Youtube của StudyCare: https://www.youtube.com/watch?v=zvBj-qbD9lQ

 

👍 𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: