CHI TIẾT VỀ NGƯỜI CHỒNG TRONG "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" VÀ "HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT"

CHI TIẾT VỀ NGƯỜI CHỒNG TRONG "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" VÀ "HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT"

26/04/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

CHI TIẾT VỀ NGƯỜI CHỒNG TRONG "CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA" VÀ "HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT"

Nguyễn Minh Châu - Lưu Quang Vũ

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

Đề: Phân tích hai tình tiết trong truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu và vở kịch của Lưu Quang Vũ.

Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu), người đàn bà hàng chài đã nói với chánh án huyện và người nghệ sĩ nhiếp ảnh như sau về người chồng: “Lão chồng tôi khi ấy là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập tôi” nhưng bây giờ “Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão lại xách tôi ra đánh, cũng như đàn ông thuyền khác uống rượu… Giá mà lão uống rượu… thì tôi còn đỡ khổ…”

Trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ), vợ của nhân vật Trương Ba đã nói với ông: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là Ông Trương Ba làm vườn ngày xưa”, “Ông bây giờ còn biết đến ai nữa! Cu Tị ốm thập tử nhất sinh, từ đêm qua tới giờ bắt đầu mê man… Cái Gái thương bạn, ngơ ngẩn cả người…”

Anh (chị) hãy cảm nhận hai chi tiết trên.

 

I. Mở bài:    

Giới thiệu vấn đề.

Dẫn đề.

 

II. Thân bài:

1. Vài nét về tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa được ông sáng tác năm 1983, in lần đầu trong tập Bến quê (1985), sau đưuọc in riêng thành tập Chiếc thuyền ngoài xa. Truyện ngắn này tiêu biểu cho xu hướng chung của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

- Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt, là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Hồn Trương Ba da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của ông, chứa đựng nhiều vấn đề xã hội mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng và triết lý nhân sinh sâu sắc. Vở kịch sáng tác năm 1981, đến năm 1984 mới ra mắt công chúng. Đoạn trích nằm ở cảnh VII và màn kết của tác phẩm.

 

2. Cảm nhận:

a. Về nhân vật người chồng vũ phu:

* Theo lời người đàn bà, trước đây người chồng là một người tử tế, có trách nhiệm nhưng giờ đây biến thành một người vũ phu với ngoại hình dữ dằn, hành động hung bạo, lời nói độc ác.

* Hành động vũ phu của người đàn ông không chỉ tác động trực tiếp đến người vợ tội nghiệp mà còn kéo theo những bất hạnh khác đối với gia đình ông.

* Nhân vật được chú ý tô đậm ngoại hình, ngôn ngữ và hành động trong sự tương phản đối lập với vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa, góp phần tạo nên tình huống nhận thức độc đáo, cho người nghệ sĩ những bài học sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời.

b. Về nhân vật Trương Ba:

* Theo lời người vợ, trước đây Trương Ba là một người nông dân hiền lành, sống quan tâm yêu thương mọi người. Nhưng giờ đây sau khi phục sinh trong một thân xác khác, ông đã thay đổi hoàn toàn một cách tiêu cực cả về nhân hình lẫn tính cách.

* Sự thay đổi của bản thân khiến ông dằn vặt, khổ sở, bị người thân xa lánh vì mỗi lúc một thay đổi nhiều hơn.

* Vì là nhân vật kịch nên nhân vật này được chú ý tô đậm ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm, góp phần nêu bật lên những bài học nhân sinh sâu sắc.

 

3. So sánh:

Tương đồng: nhận xét hướng về sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực của nhân vật, xuất phát từ đánh giá của những người thân, sự thay đổi này phần lớn do hoàn cảnh chi phối, đã ít nhiều ảnh hưởng đến nhân vật cũng như tác động tiêu cực đối với gia đình.

Khác biệt:

* Về nhân vật người chồng vũ phu: là nhân vật của truyện ngắn, chwua ý thức được những thay đổi của bản thân, chủ yếu là sự tha hóa về nhân tính, chưa thấy lối thoát cho sự biến chất này, được khắc họa bằng bút pháp tương phản đối lập và gắn với tình huống nhận thức sâu sắc của tác phẩm.

* Về nhân vật Trương Ba: là nhân vật kịch, sự thay đổi vừa do hoàn cảnh tác động, vừa đến từ nguyên nhân chủ quan, nhân vật ý thức rõ được và đau đớn dằn vặt bởi những biến đổi của bản thân, tha hóa cả về nhân hình lẫn tính cách, nhân vật thể hiện sự nỗ lực vượt lên để thoát khỏi tình trạng bi kịch, gây ấn tượng với thế giới nội tâm luôn đấu tranh căng thẳng, nhiều suy tư day dứt thể hiện qua những lời thoại đầy chất triết lý.

 

III. Kết bài:

Chốt lại vấn đề.

 

𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞

https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g

👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤

https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang

👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝

https://qrco.de/studycare

 

*****

Gia Sư Thành Thắng | StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.

 

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: