BI KỊCH CỦA NHÂN VẬT HỒN TRƯƠNG BA
trong
HỒN TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT
- Lưu Quang Vũ –
Tổng hợp và biên soạn:
Ms. Đặng Thiên Thanh
Lecturer and Content Marketing Specialist Digital Marketing Department | StudyCare
Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology
Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University
Đề: Phân tích bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba qua đoạn trích “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ.
1. MỞ BÀI
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
- Khái quát về bi kịch của nhân vật hồn Trương Ba trong vở kịch.
Lưu Quang Vũ là một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch Việt Nam những năm tám mươi của thể kỉ hai mươi. Ông được xem là nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại. Tác phẩm của ông toát lên một ý vị triết lý và nhân sinh về đời người, kiếp người. Ông có rất nhiều tác phẩm kịch gây chấn động dư luận, trong đó có vở kịch “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Ở tác phẩm này, Lưu Quang Vũ đã diễn tả thành công bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, một con người phải sống “bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”.
2. THÂN BÀI
a. Khái quát về tác phẩm:
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, tóm tắt nội dung của vở kịch.
Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi tuổi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào khi gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của vị tiên Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu “sửa sai” bằng cách cho hồn của Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác anh hàng thịt. Qua cuộc đối thoại của Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu hơn về Trương Ba.
b. Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba:
- Bi kịch tha hóa của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích bắt đầu bằng lớp thứ nhất của cảnh 7, đó là màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba và Xác anh hàng thịt.
+ Hồn Trương Ba muốn thoát khỏi xác anh hàng thịt để được sống độc lập.
+ Xác anh hàng thịt khẳng định điều đó là không thể được, còn chế giễu, khiến Hồn Trương Ba đau khổ, tuyệt vọng.
Cuộc đối thoại giữa xác anh hàng thịt và hồn Trương Ba là cuộc đấu tranh giữa thể xác và linh hồn cùng tồn tại trong một con người. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai cùng gắn bó với nhau, cùng sống và tồn tại. Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiêng nói riêng và có khả năng tác động vào linh hồn, vì nó là nơi trú ngụ của linh hồn. Khi thể xác tiêu tan thì linh hồn cũng biến mất. Khi linh hồn biến mất thì thể xác cũng trở về với cát bụi. Nhờ có sự tranh đấu, chi phối của linh hồn với những ham muốn, dục vọng tầm thường của thể xác mà nhân cách con người mới được hoàn thiện. Câu nói của xác hàng thịt: “Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn” đã cho thấy mối quan hệ hữu cơ giữa thể xác và linh hồn, làm cho ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hòn Trương Ba và xác anh hàng thịt thêm cụ thể, sâu sắc.
- Bi kịch của Hồn Trương Ba được đẩy lên tới đỉnh điểm, cao trào ở màn đối thoại giữa Hồn Trương Ba với những người thân. Bi kịch bị từ chối.
+ Nỗi đau khổ của vợ, của cháu, và của con dâu Trương Ba.
+ Hồn Trương Ba đau đớn trước những đau khổ của người thân. Ông tìm được giải pháp khi gặp gỡ Đế Thích.
- Bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba được kết thúc trong màn đối thoại với Đế Thích. Bi kịch “bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo”.
+ Đế Thích muốn Trương Ba phải sống bằng bất cứ giá nào.
+ Trương Ba cương quyết từ chối cuộc sống hồn này – xác nọ.
+ Không thuyết phục được Trương Ba, Đế Thích đành thuận theo yêu cầu và ý muốn của Trương Ba.
Trong đoạn kết, Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch. Đoạn kết vở kịch gợi cho độc giả, khán giả nhiều bâng khuâng. Hồn Trương Ba không theo Đế Thích về trời để chơi cờ, mà lại hóa thành màu xanh của cây vườn, vị thơm ngon của trái na, vẫn vẫn quất quít với người thân, gần gũi nơi bậc cửa, trong ánh lửa, nơi cầu ao, trong cơi trầu, con dao,… của vợ con và những người thân yêu. Cho dù thân cát bụi lại trở về với cát bụi, nhưng hồn Trương Ba cao khiết vẫn bất tử trong cõi đời. Cái kết đầy chất thơ ấy đã làm cho tư tưởng nhân văn tỏa sáng toàn bộ tác phẩm.
c. Nhận xét về nghệ thuật thể hiện bi kịch Hồn Trương Ba:
- Hành động của nhân vật phù hợp với hoàn cảnh, tính cách, thể hiện sự phát triển của tình huống kịch.
- Những đoạn đối thoại nội tâm của Hồn Trương Ba góp phần thể hiện rõ tính cách nhân vật và quan niệm về lẽ sống đúng đắn.
- Đặc biệt, đoạn trích rất thành công trong việc xây dựng đối thoại. Những đối thoại giàu kịch tính, đậm chất triết lí góp phần tạo nên chiều sâu cho vở kịch.
3. KẾT BÀI
- Kết luận về bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba: Sự sống chỉ có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn.
- Tư tưởng của Lưu Quang Vũ: Con người phải luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
- Đánh gía ý nghĩa của tư tưởng ấy: Gợi mở lối sống đúng đắn để đem lại hạnh phúc và sự thanh thản của tâm hồn.
👍 𝐒𝐮𝐛𝐬𝐜𝐫𝐢𝐛𝐞 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐘𝐨𝐮𝐓𝐮𝐛𝐞
https://www.youtube.com/channel/UCDToQcZaZi0YAjAPxvv9S8g
👍 𝐅𝐨𝐥𝐥𝐨𝐰 𝐮𝐬 𝐨𝐧 𝐅𝐚𝐜𝐞𝐛𝐨𝐨𝐤
https://www.facebook.com/GiaSuThanhThang
👍 𝐉𝐨𝐢𝐧 𝐨𝐮𝐫 𝐨𝐟𝐟𝐢𝐜𝐢𝐚𝐥 𝐦𝐞𝐝𝐢𝐚 𝐜𝐡𝐚𝐧𝐧𝐞𝐥𝐬 𝐚𝐧𝐝 𝐬𝐭𝐚𝐲 𝐮𝐩𝐝𝐚𝐭𝐞𝐝
*****
Gia Sư Thành Thắng | StudyCare
The more we care - The more you succeed
- Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
- Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
- Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM (click to see us on GG map)
Website: https://studycare.edu.vn/
Điện thoại: (028).353.66566
Zalo: 098.353.1175
Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing