BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT - CAO BÁ QUÁT

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT - CAO BÁ QUÁT

21/10/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT - Cao Bá Quát

Tổng hợp và biên soạn:

Ms. Đặng Thiên Thanh

Lecturer and Content Marketing Specialist | Digital Marketing Department | StudyCare

Bachelor in Business Administration, Vietnam – Japan Institute of Technology, Ho Chi Minh City University of Technology

Bachelor in English Language & Literature, Hanoi Open University

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN

I. Tác giả:

- Cao Bá Quát (1809? - 1855), tự là Chu Thần, hiệu Cúc Đường, Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, Gia Lâm, Bắc Ninh. Ông là nhà thơ lớn nửa đầu thế kỉ XIX.

 

- Cao Bá Quát nổi tiếng là thần đồng và học rất giỏi. Tính cách của ông cứng cỏi, phóng khoáng, con đường làm quan có nhiều thăng trầm. Ông tham gia cuộc khởi nghĩa nông dân tại Mỹ Lương, Sơn Tây.

 

- Các tác phẩm của ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ và chứa đựng tư tưởng khai sáng, có tính chất tự phát, đồng thời phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX. Cao Bá Quát được giới trí thức ví von cùng Nguyễn Siêu là “thần Siêu thánh Quát”.

 

II. Tác phẩm:

1. Hoàn cảnh sáng tác:

Năm 1831. Cao Bá Quát đỗ cử nhân tại trường thi Hà Nội. Sau đó, ông nhiều lần vào kinh đô Huế thi Hội nhưng không đỗ. Trên đường đi thi, khi ngang qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng như Quảng Bình, Quảng Trị. Nhà thơ mượn hình ảnh người đi đường khó nhọc trên bãi cát để hình dung con đường mưu cầu danh lợi đáng chán ghét mà ông buộc phải theo đuổi, cũng như sự bế tắc của xã hội nhà Nguyễn lúc bấy giờ.

 

Bài thơ Bài ca ngắn đi trên bãi cát được viết theo thể hành (còn gọi là ca hành). Đây là một thể thơ cổ, có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.

 

2. Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật:

Giá trị nội dung: Bài ca ngắn đi trên bãi cát biểu lộ sự chán ghét của người trí thức trước con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khát khao thay đổi cuộc sống. Đồng thời thể hiện niềm thất vọng và bi phẫn của nhà thơ trước đường đời trắc trở, bế tắc, vô vọng.

 

Giá trị nghệ thuật: Khắc họa hình tượng, âm điệu u buồn, câu hỏi, cách xưng hô, tất cả đều thể hiện nên tâm trạng dằn vặt của người trí thức đang sống trong xã hội đương thời. Nhịp điệu bài thơ cũng góp phần diễn tả thành công cảm xúc, suy tư của nhân vật trữ tình về con đường danh lợi gập ghềnh, trắc trở.

 

3. Bố cục: ba đoạn.

- Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu – Tâm trạng người đi đường.

- Đoạn 2: Sáu câu thơ tiếp theo – Thực tế về cuộc đời và tâm trạng chán ghét danh lợi của tác giả.

- Đoạn 3: Phần còn lại – Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn của tác giả.

 

B. ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM

1. Đoạn 1: Bốn câu thơ đầu – Tâm trạng người đi đường:

 

Trường sa phục trường sa,

Nhất bộ nhất hồi khước.

Nhật nhập hành vị dĩ,

Khách tử lệ giao lạc.

(Bãi cát lại bãi cát dài,

Đi một bước như lùi một bước.

Mặt trời đã lặn chưa dừng được,

Lữ khách trên đường nước mắt rơi.)

 

* Hình ảnh tả thực:

 

- Một bãi cát dài mênh mông, vô tận, nối tiếp nhau. Con đường vô cùng gian khó, phải vượt qua chặng đường như vậy, bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy gian nan, mệt mỏi.

 

- Nhịp điệu câu thơ chậm rãi. Từ “lại” khiến câu thơ tựa như một tiếng thở dài.

 

- Không chỉ miêu tả những bãi cát dài, nhà thơ còn khắc họa việc đi trên cát: Đi một bước như lùi một bước. Bước chân trên cát, cảm giác bị lún xuống khiến ta có cảm giác đang đi lùi lại.

 

* Hình ảnh biểu tượng:

 

- Bãi cát dài ấy là biểu trưng cho đường đời, con đường hành đạo của kẻ sĩ – dài vô tận, xa xôi lại mịt mờ, là biểu trưng cho con đường công danh mà muôn người muôn đời khao khát có được, muốn đạt được chân lý của cuộc đời, người ta phải chấp nhận vượt qua muôn trùng khó khăn, thử thách.

 

- Dẫu cho con đường ấy khiến người ta mệt nhoài, mặt trời đã lặn – nửa đời người đã trôi qua, nước mắt lã chã rơi – mang theo biết nhiêu nỗi sầu bi, tiếc nuối, thì người lữ khách vẫn phải cố gồng mình bước tiếp trên con đường đó, không thề ngừng lại.

 

2. Đoạn 2: Sáu câu thơ tiếp theo – Thực tế về cuộc đời và tâm trạng chán ghét danh lợi của tác giả:

 

Quân bất học tiên gia mỹ thuỵ ông,

Đăng sơn thiệp thuỷ oán hà cùng!

Cổ lai danh lợi nhân,

Bôn tẩu lộ đồ trung.

Phong tiền tửu điếm hữu mĩ tửu,

Tỉnh giả thường thiểu, tuý giả đồng.

(Không học được tiên ông phép ngủ,

Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!

Xưa nay, phường danh lợi,

Tất tả trên đường đời.

Đầu gió hơi men thơm quán rượu,

Người say vô số, tỉnh bao người?)

 

- Nhà thơ bắt đầu oán hận, tự trách.

 

- Người đi đường, kẻ sĩ ấy hiểu rằng phải học để đi thi. Nhưng khi đi thi đỗ đạt ra làm quan như bao phường danh lợi khác, thì sự học còn mang ý nghĩa gì?

 

- Sự mâu thuẫn trong suy nghĩ của ông là mâu thuẫn về mặt tư tưởng hết sức sâu sắc giữa khát vọng một lối sống cao đẹp và hiện thực đầy đen tối, mờ mịt; khát vọng xông pha, được làm chính mình, tìm kiếm chân lý cuộc đời với sự cầu an hưởng lạc.

 

- Kẻ sĩ ấy cũng hiểu được rằng, cuộc đời đầy rẫy bọn đua chen vì danh lợi, “rượu ngon” lại lúc nào cũng “ở đầu gió”. Cho nên, không có ai cùng mình đi trên con đường mờ mịt trên cát, chấp nhận sự cô độc. “Người say vô số, tỉnh bao người”.

 

3. Đoạn 3: Phần còn lại – Đường cùng của kẻ sĩ và tâm trạng bi phẫn của tác giả:

 

Trường sa, trường sa nại cừ hà?

Thản lộ mang mang uý lộ đa.

Thính ngã nhất xướng cùng đồ ca.

Bắc sơn chi bắc sơn vạn điệp,

Nam sơn chi nam, ba vạn cấp,

Quân hồ vi hồ sa thượng lập?

(Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!

Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,

Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?

Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,

Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,

Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.

Anh đứng làm chi trên bãi cát?)

 

- Nỗi bế tắc và tuyệt vọng bao trùm lên người đi đường cùng bãi cát dài phía trước. Người lữ khách nhận thức được sự cô độc và bế tắc khi đi trên con đường cùng, không tìm thấy lối thoát trên đường đời.

 

- Nhìn về phía Bắc là núi non trùng trùng điệp điệp. Nhìn về phía Nam, núi ở sau lưng còn biển chắn trước mặt – đã không còn đường để đi tiếp.

 

- Sự lựa chọn bước tiếp trên bãi cát dài hay dừng lại đều vô cùng khó khăn. Câu hỏi tu từ ở cuối bài như đang mở ra nỗi trăn trở phiều lo không có hồi kết của người lữ khách. “Anh đứng làm chi trên bãi cát?”.

 

- Âm điệu thơ bi tráng, trầm buồn, thể hiện rõ nét sự đan xen một cách hài hòa giữa sự phản kháng trong âm thầm và hiện thực tàn khốc ngay trước mắt. Nó cảnh báo cho một sự thay đổi tất yếu trong tương lai.

 

- Tất cả đều thể hiện tâm trạng dằn vặt của người trí thức đã thức tỉnh.

 

⭐⭐⭐⭐⭐

StudyCare Education

The more we care - The more you succeed

⭐⭐⭐⭐⭐

  • 🔹 Bồi dưỡng Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông Quốc Gia và chương trình học các cấp của các trường Quốc Tế.
  • 🔹 Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • 🔹 Giảng dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT - ACT - GMAT - GRE và các chứng chỉ Quốc Tế.
  • 🔹 Hỗ trợ các loại hồ sơ, thủ tục cấp VISA Du học - Du lịch - Định cư các Quốc gia Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ.
  • 🔹 Các dịch vụ dịch thuật chuyên nghiệp: dịch thuật chuyên ngành; dịch thuật công chứng; dịch thuật các loại sách, giáo trình.
  • 🔹 Hoạt động hỗ trợ học thuật chuyên môn cao: cung cấp số liệu, dữ liệu khoa học; xử lý các mô hình Toán bằng phần mềm chuyên dụng; cung cấp các tài liệu điện tử có bản quyền: sách chuyên ngành, các bài báo khoa học.

⭐⭐⭐⭐⭐

Công ty CP Đầu tư Phát triển Giáo dục StudyCare

MST 0313301968

⭐⭐⭐⭐⭐

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

☎ Điện thoại: (028).353.66566

📱 Zalo: 098.353.1175

📋 Brochure: https://goo.gl/brochure

📧 Email: hotro@studycare.edu.vn

🏡 Location: https://goo.gl/maps/studycare

🌐 Visit us online: https://qrco.de/studycare

popup

Số lượng:

Tổng tiền: