CHƯƠNG I. Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng

CHƯƠNG I. Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng

04/01/2021 CÔNG TY TNHH TMDV HỖ TRỢ HỌC THUẬT STUDYCARE 0 Bình luận

Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng 

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Lực

- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. 

- Mỗi lực đều có phương, chiều, độ lớn (hay còn gọi là cường độ) xác định.

2. Hai lực cân bằng

- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.

- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:

Dạng 1: Nhận biết lực

- Nếu một vật bị thay đổi về hình dạng hoặc thay đổi về chuyển động thì vật đó đã chịu tác dụng của lực.

- Khi vật chịu tác dụng của một hay nhiều lực, ta cần phải biết lực nào là lực hút, lực đẩy, lực nâng, lực kéo hay lực ép,…

Dùng các từ thích hợp như: lực đẩy, lực kéo, lực hút, lực nén, lực uốn, lực nâng để điền vào chỗ trống trong các câu sau đây:

a) Để nâng một tấm bê tông nặng từ mặt đất lên cao, cần cẩu đã phải tác dụng vào tấm bê tông một ……

b) Khi cày, con trâu đã tác dụng vào cái cày một ……

c) Khi một lực sĩ bắt đầu ném một quả tạ, lực sĩ đã tác dụng vào quả tạ một……

d) Giữa thanh nam châm mang dấu cộng và thanh nam châm mang dấu trừ có một...

e) Dùng tay ép lò xo lại, khi đó lò xo bị tác dụng của …

Giải

a) Lực nâng

b) Lực kéo

c) Lực đẩy

d) lực hút

e) lực nén

Dạng 2: Xác định phương và chiều của lực

Căn cứ vào sự nhận biết lực, vào những kết quả tác dụng của lực để ta xác định phương và chiều của lực tác dụng.

- Khi chịu tác dụng của một lực, nếu vật bị nén hay giãn theo phương và chiều nào thì thường lực đó cũng có phương và chiều đó.

- Khi chịu tác dụng của lực và vật bị biến đổi chuyển động (chuyển động nhanh dần, chậm dần hay đổi hướng…) thì tùy theo từng trường hợp cụ thể để ta xác định đúng phương và chiều của lực.

Phương và chiều của lực

Gió tác dụng vào cánh buồm

Ném quả bóng thẳng lên trời

Đặt hòn bi sắt nằm bên phải thanh nam châm, nam châm sẽ hút bi sắt

Giải

Gió tác dụng vào cánh buồm một lực có phương song song với mạn thuyền, có chiều cùng chiều chuyển động của thuyền.

Dạng 3: Cách xác định hai lực cân bằng

Hai lực cân bằng là hai lực phải có đủ 4 yếu tố:

- Hai lực phải tác dụng lên cùng một vật.

- Phương của hai lực phải cùng nằm trên một đường thẳng.

- Chiều của hai lực phải ngược nhau.

- Độ lớn của hai lực phải bằng nhau.

Lưu ý:

- Khi vật này tác dụng lực lên vật kia một lực thì đồng thời vật kia cũng tác dụng ngược lại lên vật này một lực => hai lực đó có cùng phương, cùng độ lớn và cũng ngược chiều nhưng tác dụng lên hai vật khác nhau nên hai lực này không phải là hai lực cân bằng.

- Không phải cứ hai vật chạm vào nhau thì mới tác dụng lực lên nhau mà có thể có trường hợp chúng không hề chạm vào nhau nhưng vẫn tác dụng được với nhau chẳng hạn như nam châm hút sắt.

Một người kéo và một người đẩy cùng một chiếc xe lên dốc. Xe không nhúc nhích. Cặp lực nào dưới đây là cặp lực cân bằng?

A. Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe.

B. Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó.

C. Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó.

D. Cả ba cặp lực nói trên đều không phải là các cặp lực cân bằng.

Giải

- Lực người kéo và lực người đẩy lên chiếc xe: hai lực này cùng chiều => Không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người kéo chiếc xe và lực chiếc xe kéo lại người đó: hai lực này đặt vào hai vật khác nhau => Không phải là hai lực cân bằng.

- Lực người đẩy chiếc xe và lực chiếc xe đẩy lại người đó: Hai lực này đặt vào hai vật khác nhau => không phải là hai lực cân bằng.

 

 

Học tiếp những bài khác:

Bài 1-2: Đo độ dài

Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng

Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng

Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực

Bài 9: Lực đàn hồi

Bài 10: Lực kế, phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng

Bài 11:Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng

Bài 13:Máy cơ đơn giản

Bài 14:Mặt phẳng nghiêng

Bài 15: Đòn bẩy

Bài 16: Ròng Rọc

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Bài 22: Nhiệt Kế - Nhiệt giai

Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Bài 28-29: Sự sôi

Tổng hợp kiến thức và công thức vật lý 6

 

*****

StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: