CHƯƠNG I. Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

CHƯƠNG I. Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

04/01/2021 CÔNG TY CP ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC STUDYCARE 0 Bình luận

Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT:

1. Đơn vị đo thể tích

- Đo thể tích chất lỏng là so sánh thể tích chất lỏng đó với một thể tích khác đã được chọn làm đơn vị. 

- Đơn vị đo thể tích chất lỏng thường dùng là mét khối (m3) và lít (l)

Ngoài ra còn dùng các đơn vị: cm3,ml,cc,dm3,...

1m3=1000dm3=1000000cm3=1000000ml=1000000cc

1cm3=1ml=1cc

1m3=1/1000000000km3

1 lít =1dm3=1000cm3=1000ml

2. Đo thể tích chất lỏng 

a. Dụng cụ đo thể tích

- Dụng cụ đo thể tích chất lỏng: Dùng bình chia độ, ca đong, can, …

- Trên mỗi bình chia độ đều có:

+ Giới hạn đo (GHĐ) của bình là giá trị lớn nhất ghi ở vạch cao nhất trên bình.

+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của bình là thể tích giữa hai vạch chia liên tiếp trên bình.

Trên ca đong hay can có GHĐ nhưng có thể có hoặc không có các vạch chia (có thể có hoặc không ĐCNN).

Lưu ý: Trên một cái can có ghi 5l thì ta hiểu can đo đựng được chất lỏng có thể tích tối đa là 5l hay còn gọi là dung tích của can là 5l.

b. Cách đo thể tích

Các bước đo thể tích:

1. Ước lượng thể tích cần đo

2. Chọn bình chia độ có GHĐ (giới hạn đo) và ĐCNN (độ chia nhỏ nhất) thích hợp

3. Đặt bình chia độ thẳng đứng

4. Đặt mắt nhìn ngang bằng với độ cao mực chất lỏng trong bình

5. Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với mực chất lỏng

 

II. BÀI TẬP MINH HOẠ:
  1. Quy đổi đơn vị thể tích

50 m³ = 50000 dm³

47 cc = ...dm³

1000 cc = … mm³

1230000 mm³ = … dm³

600 l = … m³

54 cm³ = …cc

1800 ml = … dm³

20 cm³ = … mm³

0.3 dm³ = … cm³

13 l = … ml

1311 cm³ = … mm³

  1. Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của bình

- Xác định giới hạn đo (GHĐ): là giá trị lớn nhất ghi trên bình hay can.

- Xác định độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ta thực hiện theo các bước sau:

+ Xác định đơn vị đo của bình.

+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn)

+ ĐCNN = (số lớn – số bé)/n (có đơn vị như đơn vị ghi trên bình).

  1. Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 350 cm3. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì bình đó có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
    Giải:

Giới hạn đo (GHĐ) là 350 cm3

Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 50 cm3

  1. Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 500 cc. Giữa số 50 và số 100 có 10 khoảng chia thì bình đó có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
  2. Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 100000 ml . Giữa số 100 và số 200 có 5 khoảng chia thì bình đó có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?
  3. Trên bình chia độ có ghi số lớn nhất là 2000 dm3. Giữa số 100 và số 500 có 10 khoảng chia thì bình đó có GHĐ và ĐCNN là bao nhiêu?

 

 

Học tiếp những bài khác:

Bài 1-2: Đo độ dài

Bài 3: Đo thể tích chất lỏng

Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước

Bài 5: Khối lượng-Đo khối lượng

Bài 6: Lực. Hai lực cân bằng

Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực

Bài 8: Trọng lực. Đơn vị lực

Bài 9: Lực đàn hồi

Bài 10: Lực kế, phép đo lực, Trọng lượng và khối lượng

Bài 11:Khối lượng riêng. Trọng lượng riêng

Bài 13:Máy cơ đơn giản

Bài 14:Mặt phẳng nghiêng

Bài 15: Đòn bẩy

Bài 16: Ròng Rọc

Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn

Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí

Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt

Bài 22: Nhiệt Kế - Nhiệt giai

Bài 24-25: Sự nóng chảy và sự đông đặc

Bài 26-27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ

Bài 28-29: Sự sôi

Tổng hợp kiến thức và công thức vật lý 6

 

 

*****

StudyCare

The more we care - The more you succeed

  • Dạy kèm Toán - Lý - Hóa - Sinh - Văn - Anh theo chương trình phổ thông.
  • Luyện thi chuyển cấp lớp 9 lên lớp 10, luyện thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia, Luyện thi Đại Học.
  • Dạy và luyện thi IELTS - TOEIC - TOEFL - PTE - SAT và các chứng chỉ quốc tế

📌 72/53 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM

Website: https://studycare.edu.vn/

Điện thoại: (028).353.66566

Zalo: 098.353.1175

Brochure: https://drive.google.com/file/d/1nUbv7rFdBNRDXDRd5nw2IHRNE-7QSLDn/view?usp=sharing 

 

popup

Số lượng:

Tổng tiền: